Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ppt (Trang 128 - 129)

1. Khái niệm hộ

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa

NÔNG DÂN Ở ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG

Qui luật tất yếu của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo xu thế hội nhập là: tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, manh mún phải được giải quyết. Số lượng hộ sản xuất nông nghiệp cực lớn, nhưng qui mô của mỗi hộ cực nhỏ như hiện nay hoàn toàn không thể tồn tại mãi. Nó vừa đang là trở lực lớn nhất, vừa là một thực trạng sớm muộn phải mất đi. Vậy giải pháp để giải quyết vấn đề này như thế nào đây? Đã đến lúc phải khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại đi đôi với tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác (cả tín dụng, mua, bán và sản xuất) giữa các hộ nông dân nhỏ lẻ với nhau trong cùng một phương hướng sản xuất (cùng kinh doanh cây, con nào đó). Mặt khác, phải tổ chức việc chuyển đổi ngành nghề, tạo điều kiện kinh tế cho quá trình tích tụ ruộng đất. Kết quả là sẽ giảm dần hộ nông nghiệp, đồng thời tăng qui mô sản xuất của mỗi hộ. Những quá trình nói trên sớm muộn cũng sẽ diễn ra. Nếu chúng ta thực hiện nó một cách chủ động và tự giác không chỉ đem lại sự phát triển cho kinh tế hộ nông nghiệp mà còn tạo nên sự ổn định về mặt xã hội. Ngược lại, nếu ta để cho quá trình đó diễn ra một cách tự phát thì sự phát triển sẽ chậm trễ và còn gây ra những bất lợi về mặt xã hội.

Những quan điểm, mục tiêu và phương hướng trên về phát triển kinh tế hộ nông dân chỉ được thực hiện trên cơ sở đề ra những giải pháp khoa học, sát với điều kiện thực tế của các hộ nông dân có tính khả thi cao là một yêu cầu cấp thiết của huyện Phú Lương. Những giải pháp này tập trung vào một

số vấn đến hết sức cấp bách trong thời kỳ hội nhập, những nội dung này phải làm càng sớm càng tốt:

- Cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc y tế, sức khỏe cho dân cư nông thôn để giúp giảm được rủi ro đói nghèo và giúp họ hòa nhập được vào lực lượng lao động công nghiệp (thành thị), nâng cao năng suất lao động, kể cả khi họ ở lại với nông thôn.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn-thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn.

- Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp, khuyến nông, sản xuất và marketing sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ các hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu.

- Trợ cấp cho những hộ nghèo các phương tiện để tham gia vào sản xuất, trong một thời gian ngắn. Những trợ cấp này được phép của WTO với điều kiện không vượt quá 10% tổng trị giá sản phẩm làm ra.

- Cải thiện công tác tài chính nông thôn, cắt giảm thuế và các nghĩa vụ tài chính trả từ nông dân.

Các giải pháp cụ thể đối với huyện Phú Lương để phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ppt (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)