Nâng cao tính hội nhập cho kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH HỘI NHẬP CHO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM potx (Trang 65 - 66)

VIỆT NAM

Từ năm 1986, Việt Nam bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa, vai trò của kinh tế tư nhân được thừa nhận, thị trường chứng khoán được khuyến khích phát triển. Ngoài ra, nhà nước cũng cam kết nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức thành lập vào tháng 07/2000. Hoạt động hợp nhất và sát nhập dù mới hình thành nhưng nhanh chóng phát triển cả về quy mô và số lượng. Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO vào năm 2006. Những cam kết hội nhập đã và đang thực hiện trên nhiều lĩnh vực. Các đàm phán song phương và đa phương diễn ra giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế tăng dần là xu hướng tất yếu đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

Lĩnh vực kế toán nói chung và hệ thống báo cáo tài chính nói riêng không thể đứng ngoài dòng chảy này. Thông tin tài chính nhất thiết phải đảm bảo được tính hữu ích cho nhiều đối tượng sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, cũng như phải hòa hợp với thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Về lâu dài, khi ranh giới giữa các quan điểm về soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính trên thế giới ngày càng thu hẹp, khi nền kinh tế và sự quản lý nền kinh tế đất nước đã phát triển ở mức cao hơn, thì sự hòa hợp với thông lệ quốc tế sẽ trở thành một yêu cầu mang tính tất yếu.

Mục tiêu của IASB là “ hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới; và yêu cầu thông tin trên BCTC phải rõ ràng, có thể so sánh nhằm giúp người tham gia các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế” và “mang lại sự hội nhập giữa các hệ thống chuẩn mực quốc gia và IFRS”[19]. Có nhiều ý kiến ủng hộ hoặc không thừa nhận sự hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế do sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh xu hướng tiếp cận với IAS/IFRS của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.

Việc hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu sau :

- Đem đến những thay đổi trong tư duy kế toán. Bởi lẽ, việc sử dụng IAS và IFRS biểu hiện đặc trưng của kế toán dựa trên nguyên tắc. Các chuyên gia kế toán sẽ có rất ít hướng dẫn khi sử dụng bộ chuẩn mực này, vì vậy yêu cầu phải sử dụng nhiều sự xét đoán nghề nghiệp.

- Giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa kế toán Việt Nam với quốc tế và nâng cao nền tảng kỹ năng chuyên môn. IAS và IFRS là một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu chất lượng cao. Điều đó có nghĩa là nó sẽ hàm chứa rất nhiều phương diện phức tạp về kế toán, ngoài việc tiếp thu được những khái niệm mới còn là việc không ngừng rèn luyện kỹ năng của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG LẬP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH HỘI NHẬP CHO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM potx (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)