Tối thiểu hoá chi phí:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH Duy Thịnh potx (Trang 44 - 47)

S ức sản xuất TCĐ

3.2.5. Tối thiểu hoá chi phí:

Trong một kỳ kinh doanh, doanh thu không đổi, chi phí lớn sẽ làm giảm tương đối lợi nhuận thu được, làm cho hiệu quả kinh tế của đồng

vốn giảm. Vì vậy với mỗi công đoạn, công việc cần phải tính toán để

giảm chi phí đến mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng

công việc.

a. Giảm chi phí vận chuyển bằng cách sử dụng phương pháp hợp lý :

Trong khâu vận chuyển việc tính toán giảm bớt chi phí lưu thông là điều rất cần thiết. Đối với công ty việc vận chuyển hàng đến tay khách

hàng là việc làm thường xuyên do vậy giảm chi phí vận chuyển sẽ làm giảm đáng kể chi phí kinh doanh của công ty. Với những khách hàng ở

Hà Nội công ty sử dụng 2 loại phương tiện chủ yếu là xe máy và xe tải

nhỏ. Vận chuyển bằng xe máy cũng khá tốn kém, chỉ áp dụng cho

những đơn hàng nhỏ lẻ. Công ty cần cố gắng tập hợp những đơn hàng

được chi phí vận chuyển. Đối với những khách hàng ở xa Hà Nội thì nên duy trì hình thức gửi qua xe khách và tàu hoả. Hiện công ty có 3

kho dự trữ hàng hoá ở 3 điểm trong thành phố. Với những đơn hàng lớn

thì nên lấy ở kho gần nhất để giảm quãng đường vận chuyển. Hàng hoá thiết bị điện có ưu điểm là đóng gói rất thuận tiện cho việc bốc dỡ nhưng công ty cũng cần chủ động tổ chức tốt công tác bốc dỡ ở hai đầu

tuyến.

b. Giảm chi phí bảo quản thu mua, tiêu thụ:

Đồng thời với việc tính toán lượng dự trữ tối ưu, công ty phải có

những biện pháp làm giảm chi phí liên quan đến việc bảo quản, thu mua

cũng như tiêu thụ hàng hóa. Khi đã tính toán lượng hàng cần thiết cho

kỳ kinh doanh thì phải tính toán lượng hàng mỗi lần nhập sao cho chi

phí là thấp nhất. Với đặc điểm về ngành nghề kinh doanh cũng như

những đặc điểm riêng của công ty mà cần thiết phải áp dụng mô hình :

Điểm đặt hàng hiệu quả nhất- EOQ. Cơ sở của mô hình như sau:

Khi công ty tiến hành dự trữ hàng hoá thì sẽ kéo theo hai loại chi phí

chủ yếu là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng( chi phí hợp đồng). Nếu

gọi D là lượng hàng dự trữ cần thiết cho kỳ kế hoạch ( tháng hoặc năm), Q là lượng hàng mỗi lần đặt thì số lần đặt hàng là D/ Q.Khi đó tổng chi

phí tồn trữ hàng hoá sẽ là:

TC = C1 x Q/ 2 + C2 x D/ Q

( C1 là chi phí lưu kho, C2 là chi phí đặt hàng )

Vấn đề là tìm Q* để cho TC thấp nhất, tức là xác định lượng hàng mỗi lần đặt để cho chi phí dự trữ là thấp nhất. Ta tìm Q* bằng cách lấy

Như vậy để tìm được lượng đặt hàng hiệu quả cần phải dự báo tốt

nhu cầu hàng hóa cho kỳ kế hoạch và xác định được các chi phí liên quan đến khâu dự trữ và chi phí đặt hàng. Thông thường chi phí đặt

hàng bao gồm chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển. Tính toán lượng đặt hàng tối ưu cũng cần tính tới những yếu tố bất chắc có thể xảy ra, đề

phòng sự khan hiếm hàng hoá.

Trước hết cần phải tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh

doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển. Với

chủ trương mở rộng mạng lưới phân phối, công ty cần phải bổ sung

thêm nhân viên kinh doanh phụ trách việc bán hàng cho khách hàng ngoại tỉnh.

Trong việc nhập hàng, bộ phận nhập cần phải cố gắng nhập trực

tiếp từ nhà sản xuất, có như vậy thì mới có thể giảm được giá đầu vào,

tăng lợi nhuận.

Tài sản cố định trong công ty chủ yếu là phục vụ cho hoạt động kinh doanh chung như là máy tính, máy fax, máy photo, máy in, ô tô. Các loại tài sản cố định này cũng cần phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử

dụng hết công suất. Riêng với máy tính, công cụ trợ giúp đặc biệt cho

quản lý, cần có sự đầu tư đổi mới, cập nhật những chương trình phần

mềm tiên tiến phù hợp với công việc của công ty. Những máy móc cũ,

công suất thấp, không đảm bảo tốt yêu cầu công việc thì nên thanh lý, bán bớt để đầu tư vào máy móc thiết bị mới.

c. Giảm chi phí hao hụt hàng hoá:

Hao hụt hàng hoá có liên quan đến nhiều khâu, nhiều yếu tố. công

ty vừa bán buôn vừa bán lẻ, hàng hoá bán lẻ nhiều loại có kích thước

thì trước hết cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng và chất lượng của hàng nhập kho. Hàng trong kho cần được bố trí hợp lý, những hàng có kích

thước lớn để riêng khỏi những hàng có kích thước nhỏ, các chủng loại,

mặt hàng khác nhau phải để ở những nơi khác nhau. Cần phải tách riêng kho bán buôn và kho bán lẻ để dễ quản lý. Mỗi khâu, mỗi bộ phận cần

phải giao trách nhiệm cho một người cụ thể, đảm bảo mọi sự thất thoát hàng hoá đều phải có người chịu trách nhiệm.

Để việc bảo quản lưu trữ hàng hoá được tốt công ty cần tăng cường

bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên công tác kho.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH Duy Thịnh potx (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)