Cơ cấu giới tính tại công ty cổ phần Thủy Tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ (Trang 31 - 33)

I. Những đặc điểm của công ty cổ phần Thủy Tạ ảnh hưởng tới công tác đào tạo và

5.3Cơ cấu giới tính tại công ty cổ phần Thủy Tạ

5. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Thủy Tạ

5.3Cơ cấu giới tính tại công ty cổ phần Thủy Tạ

Qua bảng 3 ở trên có thể thấy rằng cơ cấu giới tính ở công ty Thủy Tạ có sự tăng lên của nam giới năm 2004 là 53,24% đến năm 2006 là 53,50 sự tăng lên ở tỷ trọng của nam giới là do trong quá trình cổ phần hóa công ty tuyển thêm khá nhiều nam để thực hiện công việc ở các nhà máy mới được đưa vào hoạt động.

Bảng 4: Cơ cấu giới tính chia theo lao động gián tiếp và lao động trực tiếp năm 2006

của công ty cổ phần Thủy Tạ Đơn vị:

người

Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp

Số lượng % Số lượng %

Khối gián tiếp 30 -

Nam 12 30,77 - Nữ 18 46,15 - Khối trực tiếp 9 275 Nam 1 2,57 155 56,36 Nữ 8 20,51 120 43,64 Tổng 39 100 275 100

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ

Hiện nay trong công ty cổ phần Thủy Tạ có sự chênh lệch giữa giới nam và nữ, nhưng sự chênh lệch này không đồng đều trong cả công ty. Tại khối lao động trực tiếp thì tỷ trọng giới nam cao hơn so với giới nữ và ngược lại ở khối lao động gián tiếp. tuy nhiên trong cùng khối lao động trực tiếp thì lại có sự phân chia về tỷ trọng giới. Giới nữ chiếm tỷ trọng cao hơn ở trong các bộ phận kinh doanh nhà hàng và dich vụ ăn uống, còn giới nam lại tập trung nhiều tại các nhà máy sản xuất thực phẩm công nghiệp. Điều này được quyết định do đặc thù đào tạo và sản xuất kinh doanh của công ty là bộ phận nhà hàng thường sử dụng nhân viên nữ trong công việc phục

vụ, còn ở các nhà máy sản xuất thường tập trung công nhân sản xuất là nam giới do tính chất công việc nặng nhọc. Mỗi giới đều có những đặc điểm khác nhau làm ảnh hưởng tới khả năng lao động, nữ giới thì thường là phù hợp hơn với những công việc đòi hỏi tính cần cù tỉ mẩn đồng thời nữ giới cũng phù hợp hơn với những công việc cần sự tinh tế và điềm đạm. Trong khi đó thì nam giới lại thích hợp với những công việc có tính năng động sáng tạo, hấp dẫn với khả năng thăng tiến cao.

Do đó để đem lại hiệu quả trong thực hiện công việc thì công tác đào tạo của công ty cần phải được thực hiện rất kỹ càng đặc biệt là công tác đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo của người lao động để tránh tình trạng xuất hiện mâu thuẫn giữa những người được đào tạo và người không được đào tạo trong công ty. Điều này đòi hỏi với người làm công tác đào tạo của công ty phải có sự xác định, bố trí và sắp xếp kế hoạch đào tạo một cách hợp lý. Công đã chú ý tới điều này và đã thực hiện việc đào tạo có tính tới sự ảnh hương bởi cơ cấu giới

Bảng 5: Cơ cấu giới của lao lao động được đào tạo trong công ty cổ phần Thủy Tạ Đơn vị: người

2004 2005 2006

Nữ % Nữ % Nữ %

Đào tạo tại chỗ 55 78,57 57 77,03 73 69,52

Cử đi học ngắn hạn 14 51,85 15 55,56 28 73,68

Đào tạo lại 211 49,07 241 48,59 264 47,91

Cử đi học nước ngòai

0 0 0 0 0 0

Tổng 280 53,13 313 52,43 365 52,52

Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính công ty cổ phần Thủy Tạ

Qua bảng trên có thể thấy công ty cổ phần Thủy Tạ có quan tâm sự khác biệt về giới trong công tác đào tạo và phát triển lao động của mình, lao động nữ được đào tạo nhiều nhất là theo hình thức đào tạo tại chỗ chiếm trên 70% tỷ lệ được đào tạo ở hình thức này, đây là hình thức đào tạo mà người lao động được công ty đào tạo ngay tại nơi làm việc, lao động được đào tạo tại chỗ với nũ chủ yếu là tại các nhà hàng dịch vụ, nên thuận tiện cho việc di chuyển của người lao động và khá phù hợp với lao động nữ do không phải di chuyển xa.Ngoài ra hình thức cử đi học các lớp ngắn hạn

nữ giới chiếm đa số vì hình thức này thường được áp dụng cho cán bộ quản lý mà trong công ty ở bộ phận lao động gián tiếp nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới. Như

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thủy Tạ (Trang 31 - 33)