Đặc điểm vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Màu (Trang 26 - 29)

2.4.1. Vị trí địa lý

Rừng Tràm U Minh Hạ nằm ở phía tây bắc tỉnh Cà Mau có tổng diện tích là 42.840 ha. Tọa độđịa lý là 9o02’ - 9o13’ vĩđộ Bắc; 104o50’ - 105o05’ kinh độ Đông, thuộc dịa giới hành chính của 2 huyện: U Minh và Trần Văn Thời. Phía Bắc giáp huyện An Minh tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp kênh xáng Minh Hà; phía Đông giáp Sông Trẹm và phía Tây giáp biển Tây bởi đê bao T84 rừng phòng hộ Biển Tây.

2.4.2. Địa hình và đất đai

2.4.2.1. Địa hình:

Địa hình khu vực nghiên cứu khá bằng phẳng có cao trình từ 0.5 ÷ 1.0m. thuộc vùng trũng nhất của Cà Mau, thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời.

2.4.2.2. Đất đai:

Căn cứ theo kết quả điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Trường Đại học Cần Thơ thì Cà Mau là vùng đất trầm tích trẻ: Trầm tích biển, trầm tích lòng sông… được phân thành 4 loại đất. Khu vực nghiên cứu của đề tài bao gồm 2 nhóm

đất: Đất phèn và đất than bùn

+ Nhóm đất phèn: Phân bố trong toàn tỉnh, do ảnh hưởng của nước mặn nên trị

số pH không quá thấp như vùng đất phèn Đồng Tháp, hàm lượng hữu cơ cao, giàu Kali, nghèo Lân.

+ Nhóm đất than bùn: Tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh có tác dụng bảo vệđất, giữẩm hạn chế cháy rừng.

2.4.3. Khí hậu và thủy văn

Khí hậu Cà Mau mang đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm phân 2 mùa rõ rệt: (1) Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với chế độ gió thịnh hành là gió Tây Nam và (2) Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với chếđộ gió thịnh hành là gió Đông Bắc.

Lượng mưa của Cà Mau có trị số cao nhất vùng ĐBSCL với lượng mưa trung bình 2.360 mm. Lượng mưa phân bổ cao nhất từ phía Tây giảm dần qua khu vực trung tâm và thấp nhất về phía đông. Lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa: 2.124 mm (90%), mùa khô chỉ có 236 mm.

Với đặc trưng mùa như trên, mùa mưa thuận lợi cho sản xuất gieo trồng cây, con nước ngọt, mùa khô thuận lợi việc nuôi trồng thủy sản mặn lợở vùng thích nghi.

Số liệu ghi nhận được từ Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau từ năm 1994 đến năm 2003 cho biết:

- Nhiệt độ trung bình năm: 27.40C, cao nhất 33.90C và thấp nhất là 21.30C; chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không lớn, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn: 8-10oC trong mùa khô

- Ẩm độ trung bình năm: 83.06%, cao nhất 84% và thấp nhất là 82.7%

- Tổng lượng mưa bình quân năm: 2.546.6 mm, cao nhất 3.066.5 mm và thấp nhất là 2341.5 mm

- Lượng bốc hơi bình quân: 1092.6 mm - Tốc độ gió trung bình 3 – 4 m/giây.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0 25 50 75

Hình 3.1 Biểu đồ nhiệt - ẩm ở khu vực Cà Mau

Nh i t độ TB 0 C L ượ ng m ư a BQ , mm Tháng

Về thủy văn, trên khu vực có 2 con sông lớn chạy qua là sông Trẹm và sông Cái Tàu chịu ảnh hưởng của chếđộ bán nhật triều biển Tây với biên độ trung bình 0.5m. Tuy nhiên do dòng chảy yếu và toàn khu vực rừng U Minh Hạ đều có đê bao nên chếđộ thủy triều tác động rất ít đến lâm phần.

2.4.4. Thảm thực vật

Hiện trạng thảm thực vật trên khu vực rừng U Minh Hạđược ghi nhận tại báo cáo diễn biến tài nguyên rừng năm 2005 của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Cà Mau như sau:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 46 529 ha, trong đó:

• Diện tích đất có rừng: 29 214 ha, chiếm 62.8 %. Bao gồm: * Rừng Tràm thuần loại tự nhiên: 1 125 ha, chiếm 3.9 %.

* Rừng Tràm nhân tạo: 28 089 ha, chiếm 96.1%

• Diện tích đất trống (không/chưa có rừng): 17 315 ha, chiếm 37.2% chủ yếu là đất nông nghiệp đang sản xuất trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp, bờ

kênh, mặt nước, đất thổ cư và đất chuyên dùng khác.

Về phân loại rừng, khu vực U Minh Hạ có 1 đơn vị rừng đặc dụng (Khu Bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi) chiếm 3 689 ha với 1 125 ha rừng tự nhiên; 1 885 ha rừng trồng và 679 ha đất trống (nông nghiệp và đất chuyên dùng). Còn lại là rừng sản xuất, không có rừng phòng hộ

2.4.5. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Cà Mau là một khu vực có diện tích rừng Tràm tập trung khá lớn, trong đó đất có rừng Tràm thuần loại chiếm 62.8%. Rừng Tràm là đối tượng thường xảy ra cháy hàng năm, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây rừng và môi trường thiên nhiên. Khu vực nghiên cứu có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây Tràm. Đó là cơ sở cho việc phục hồi và phát triển rừng.

Do rừng Tràm dễ bị cháy, nhất là vào mùa khô. Cháy rừng càng đặc biệt nguy hiểm bởi tình trạng phân bố dân cư xen kẽ với rừng nên việc phòng chống cháy rừng có tầm quan trọng đặc biệt. Từ vấn đề trên, từ giữa những năm 80 của thế kỹ XX, việc

đào kênh lưu thông nội đồng và hệ thống đê bao đã được xúc tiến mạnh mẽ. Đến nay, hệ thống nầy đã khá hoàn chỉnh với trung bình khoảng 1 km có 1 kênh chính với chiều ngang 8 – 10m và sâu bình quân 1.5 – 2m. Hệ thống nầy được thiết lập với mục tiêu chính là giữ nước lại trong mùa khô để hạn chế cháy rừng và tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, vận chuyển nông, lâm sản và tạo điều kiện phát

triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Kết quả của việc làm nầy là đã hạn chế được phần nào nạn cháy rừng hằng năm, tuy nhiên cũng đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện sinh trưởng tự nhiên của lâm phần do lượng nước được giữ lại trong rừng với thời gian dài hơn bình thường, độ sâu ngập cũng cao hơn do lượng nước tích lũy trong mùa mưa bởi hệ thống đê bao rừng.

Chương III: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm trên đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ tỉnh Cà Màu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)