Giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Ban Mai.doc (Trang 34 - 36)

- Về công tác tài chính: Trong những năm vừa qua, công tác tài chính đãđảm

2. Một số giải pháp vi mô từ phía công ty

2.2. Giải pháp về sản phẩm

a. Giải pháp về giá cả và quản lý hoạt động xuất khẩu:

Phát huy những thành tích đãđạt được, Ban Mai đã rút ra kinh nghiệm thực hiện kế hoạch và vượt qua kế hoạch, tăng cường khả năng của đơn vị, không ngừng tăng kim ngạch.

- Ổn định và phát triển những mặt hàng mỹ nghệ chủ lực nhằm ổn định kim ngạch của công ty, củng cố những thị trường đã vàđang xuất khẩu.

- Nhanh chóng điều chỉnh giá cả cho phù hợp với lợi ích của người sản xuất, nâng cao chất lượng và tạo quan hệ kinh tế tốt đẹp. Mặt khác công ty vẫn thu được lợi nhuận vàđảm bảo có nguồn huy động hàng ổn định.

- Thường xuyên nâng cao chất lượng chào bán, kiên quyết xoá bỏ kiểu làm ăn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.

- Nghiên cứu đề xuất một số chính sách giá cả, chính sách đối với các nghệ nhân, trích thưởng phần trăm cho người môi giới ký kết hợp đồng... nhằm tạo một bước chuyển biến căn bản với sản xuất hàng mỹ nghệ.

Khách hàng mua nhiều loại hàng một lần công ty có thểđưa ra những mức giảm giá hoặc trích thưởng thích hợp hoặc có thể cho phép thanh toán từng phần trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Tăng cường các hoạt động bán sản phẩm tại các trung tâm du lịch, các địa điểm của khách nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu tai chỗ.

b. Giải pháp về tạo nguồn hàng, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu:

* Giải pháp về tạo nguồn hàng cho xuất khẩu

Công ty chú trọng hơn đến việc xây dựng mối quan hệ với những nhà cung cấp nguyên vật liệu, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, rất cần có sựổn định của nguồn cung cấp nhằm đảm bảo thực hiện tốt quá trình xuất khẩu. Điều quan trọng nhất là phải có các chính sách về thu mua giá vận tải, lưu kho nhằm hỗ trợ duy trì làm ăn với người dân vùng chuyên canh.

Công ty nên tiếp tục vận dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác, gia công. Đối với các mặt hàng có hạn ngạch cần thực hiện xuất khẩu trực tiếp, công ty cần cố gắng một cách tối đa trong việc xin cấp hạn ngạch.

Trong điều kiện hiện nay việc tìm kiếm khách hàng uỷ thác không phải là dễ. Nhằm thu hút khách hàng uỷ thác công ty phải tạo ra sự hấp dẫn về tỷ lệ thu phí uỷ thác, hỗ trợ khách hàng về vốn và phục vụ tốt các yêu cầu uỷ thác của hãng. Tất nhiên vẫn đảm bảo thu hút mức chi phí hợp lý và lãi trong kinh doanh.

Phương thức ra công xuất khẩu cần phải khai thác tối đa để giải quyết các nhu cầu việc làm cho người lao động. Công ty tích cực tìm kiếm khách hàng, kết hợp chặt chẽ trong việc giao nhận và thanh toán.

Như vậy đểổn định cho nguồn hàng có chất lượng ổn định đồng thời có thái độ tôn trọng, bình đẳng hợp pháp tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi giữa công ty và nguồn hàng. Công ty phải có biện pháp cung ứng vốn cần thiết cho đơn vị nguồn hàng. Có chếđộ thu mua hợp lýđể tạo nguồn động lực khuyến khích người lao động sản xuất nhưng cũng đảm bảo có lãi cho công ty.

* Lựa chọn mặt hàng chiến lược, đa dạng hoá hình thức xuất khẩu

Ngày nay, một xu hướng kinh doanh được coi có hiệu quả nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp đó làđa dạng hoá các mặt hàng trên cơ sở tập trung chuyên môn hoá và một số mặt hàng mũi nhọn, nó sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác mọi lợi thế về mặt hàng cũng như về số lượng, giá cả. Đa dạng hoá cho phép doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro khi có biến động về mặt hàng. Với chiến lược kinh doanh nay, doanh nghiệp có thểđạt hiệu quả cao.

Để xây dựng được các mặt hàng chiến lược, phải dựa trên những thế mạnh đó là nguồn nguyên liệu, nguồn lao động và phải có thị trường. Như vậy hiện nay các mặt hàng cần phải chú trọng của công ty Ban Mai đó là hàng: gốm sứ, hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ vìđối với những mặt hàng này hiện nay có thị trường tiêu thụ rất lớn, nguồn nguyên liệu sẵn có và có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.

Trên cơ sở các mặt hàng chính đãđược xác định là việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hình thức mẫu mãđể thoả mãn một cách tối ưu nhất nhu cầu thị trường quốc tế. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào chất lượng và việc xử lý nguyên vật liệu. Thực tế cho thấy sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng độc đáo, mang tính kỹ thuật cao nhưng do điều kiện dịa lý và thiếu phương tiện kỹ thuật cao nên hàng hoá bị xuống cấp, mặt khác mẫu mã của sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó công ty phải có kế hoạch cụ thểđể sản phẩm của mình có thể sánh vai cùng với hàng thủ công mỹ nghệ của các nước trên thế giới.

Ngoài việc lựa chọn mặt hàng chiến lược công ty cần phải mở rộng danh mục mặt hàng của mình, vìđây là bước đi hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị trường hiện

nay. Công ty cần loại bỏ những mạt hàng không sinh lời, không có khả năng phát triển hoặc không tiêu thụđược. Việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh sẽ tạo được nhiều cơ hội thâm nhập thị trường hơn, hạn chếđược rủi ro trong kinh doanh nhưng công ty không được để dẫn đến việc phân tán làm giảm sức mạnh trong kinh doanh, dẫn đến giảm khả năng về vốn. Bên cạnh đó công ty cần phải có các biện pháp cụ thểđể khai thác sử dụng triệt để các nguyên liệu sẵn có trên cơ sở tạo diều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các loại nguyên liệu ta còn thiếu không thể khôi phục được.

c. Không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mãđề tài, nâng cao chất lượng sản phẩm

Hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn là hàng trang trí, nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng, còn có yếu tố rất cao về tính thẩm mỹ, độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, do phần lớn hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại nông thôn, sản phẩm hết sức đơn điệu, chất lượng kém và không đồng đều. Nguyên liệu còn chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết, thậm chí phát sinh mối mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng làm cho sản phẩm tốt, xấu lẫn lộn. Vì vậy muốn đảm bảo được uy tín đối với khách hàng, công ty Ban Mai cần chú trọng đa dạng hoá mẫu mã, đề tài và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần nghiên cứu việc thuê chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều thiết kế mẫu mã. Tiền thiết kế sẽđược tính vào tiền bán sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm, nếu bán được nhà sản xuất sẽ trích tỷ lệ % trả cho nhà thiết kế. Do nắm bắt được thị hiếu của từng năm, từng quý của thị trường, nhà thiết kế sẽ giúp ích không nhỏ cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất cũng không thiệt vì chỉ phải trả tiền thiết kế khi bán được sản phẩm. Tuy nhiên vì do thuê chuyên gia thiết kế sẽ mất đi một khoản chi phíđáng kể, do đó chỉ thuê chuyên gia khi đó là những sản phẩm có giá trị cao, khối lượng lớn và thị trường ổn định.

Một phần của tài liệu Một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Ban Mai.doc (Trang 34 - 36)