Phát triển các dịch vụ ngân hàng được cung cấp tận nhà,

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pptx (Trang 102 - 110)

d ịch vụ khác

3.2.11Phát triển các dịch vụ ngân hàng được cung cấp tận nhà,

sở khách hàng

Trong môi trường dịch vụ ngân hàng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã khá nhanh chân trong việc cung cấp cho các khách hàng Việt Nam các dịch vụ cung cấp dịch vụ tận nơi cho

khách hàng. Đơn cử như HSBC chi nhánh tại Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng các thiết bị nhằm có thể thực hiện giao dịch tại nơi làm việc, chứng từ gốc có nhân viên của ngân hàng đến nhận định kỳ. Ngân hàng UOB chi nhánh tại Việt Nam cũng có nhân viên thường xuyên đếnhướng dẫn khách hàng sử dụng máy POS và nhận chứng từ tận nơi. Deutsche Bank chi nhánh tại Việt Nam , CitiBank đều cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp lớn

đến nhận, đếm tiền tại chỗ và điều đáng nói ở đây là họ đang cung cấp các dịch vụ này cho khách hàng của mình bằng cách thuê lại (outsourcing) dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trên thực tế, các dịch vụ được cung cấp tại nhà, trụ sở của khách hàng mặc dù cần thêm chi phí triển khai nhưng xét về tổng thể trên tất cả các dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng (phí thu tiền mặt, lãi trên số

dư tài khoản thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, mua bán ngoại tệ…) thì tổng số phí thu được thường là sẽ cao hơn chi phí bỏ ra khá nhiều đồng thời các dịch vụ này có thể duy trì khá tốt quan hệ với khách hàng. Các dịch vụ tận nơi cũng phát huy hiệu quả với các dịch vụ khách hàng cá nhân như

kiều hối, tư vấn đầu tư…và vì vậy, các ngân hàng trong nước cần mạnh dạn triển khai các dịch vụ này để mở rộng và giữ vững thị phần cung cấp dịch vụ

ngân hàng trong nước.

3.3 Các giải pháp hỗ trợ 3.3.1 Đối với Chính Phủ

Chỉ đạo các Bộ, Ngành cung ứng dịch vụ như bưu chính viễn thông,

điện lực, giao thông vận tải…tích cực phối hợp với ngành ngân hàng đểđẩy mạnh việc chấp nhận thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, đẩy mạnh việc sử dụng dịch vụ ngân hàng.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của NHNN để có đủ

năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và công nghệ tiến tiến, thực hiện các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về vai trò, chức năng của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng, làm cơ sở để phát triển NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao tầm nhìn của dân chúng đối với những động thái chính sách của NHNN. Trọng tâm đổi mới NHNN tập trung vào những vấn đề sau:

Đảm bảo cho NHNN được độc lập tự chủ trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỉ giá hối đoái, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương thực sự, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, là trung tâm thanh toán quốc gia, điều hành thị trường tiền tệ.

Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện đại, đảm bảo cho NHNN gánh vác trọng trách trong việc tạo lập môi trường hoạt động thông thoáng và thuận lợi cho các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở thiết lập chính sách tiền tệ với cơ chế truyền tải thích hợp và mục tiêu

được lượng hóa.

Cải cách toàn diện hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đáp

ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

Tiếp tục hiện đại hệ thống thanh toán nhằm tăng cường tính tiện ích của dịch vụ ngân hàng cung cấp, tăng nhanh tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và ngân

hàng, NHNN có thể kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông và giảm thiểu rủi ro tài chính.

NHNN Việt Nam phải kiên quyết xử lý các NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng bằng cách thực hiện các biện pháp giải thể, phá sản các NHTM cổ phần theo quy định pháp luật nhưng vẫn đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động, bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM Việt Nam phù hợp với quy mô tài sản trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

3.3.3 Các giải pháp khác

Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng phải được hoàn thiện theo hướng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trường tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế. Trong đó, năng lực thanh tra giám sát được nâng lên một cấp độ mới

đảm bảo sựổn định và an toàn hệ thống bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế

ngày càng sâu rộng. Các quy định thanh tra, giám sát cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống; thanh tra, giám sát trên cơ sở dự báo và định lượng rủi ro, ứng dụng mô hình cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những bất ổn có thể xảy ra. Song cũng phải tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống tài chính năng động, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ

thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành.

Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế vừa qua cho thấy, ảnh hưởng của tin đồn và sự mất niềm tin là rất lớn, vì

vậy khi có những biến động trên thị trường tài chính, các phương tiện truyền thông đại chúng là nơi cung cấp những nguồn tin trung thực, chính xác và kịp thời, tránh tình trạng người dân và các nhà đầu tư không biết dựa vào thông tin nào là “chuẩn” nên nghe ngóng và tin theo những tin đồn thất thiệt. Trong một số trường hợp, sự thiếu trung thực của một số phương tiện thông tin đại chúng đã khiến người dân mất niềm tin, dẫn đến tình trạng sau đó họ hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động ngược lại với những nguồn tin này. Việc này đặc biệt quan trọng khi có những biến động xảy ra với ngành ngân hàng. Cần phải tránh xảy ra tình trạng khách hàng nghe tin đồn và kéo nhau rút tiền hàng loạt, gây ra mất thanh khoản dẫn đến sựđỗ vỡ của ngân hàng.

Đối với các TCTD, cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở

hữu và loại hình TCTD, có qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực châu á, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt

động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Trọng tâm đổi mới các TCTD bao gồm những điểm chính sau

đây:

- Đảm bảo các NHTM Nhà Nước và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về qui mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và hịêu quả kinh doanh. Những TCTD khác đóng vai trò bảo đảm sự phát triển toàn diện, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự

có và nâng cao chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lời. Từng bước cổ

phần hóa các NHTM Nhà Nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế – xã hội và an toàn hệ thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài,

nhất là các ngân hàng hàng đầu trên thế giới mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam.

- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, đảm bảo cho các TCTD thực sự tự chủ về tài chính, nhân sự, tổ chức bộ máy và hoạt động, quản trị điều hành, chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh và hoạt

động trong khuôn khổ pháp lý bình đẳng, công khai, minh bạch. Quan hệ giữa NHNN và các TCTD không chỉ là quan hệ quản lý nhà nước, mà còn là quan hệ kinh tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường.

- Hình thành đồng bộ và hòan thiện khuôn khổ pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy

đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, hình thành môi trường lành mạnh và tạo động lực cho các TCTD, các doanh nghiệp và cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh. Xóa bỏ

phân biệt đối xử giữa các TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.

- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủđộng hội nhập quốc tế về tiền tệ – ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.

KT LUN

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang thật sự trở thành một nền kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế, phát triển dịch vụ ngân hàng mang tính tất yếu khách quan và chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng chính là bộ phận chiến lược phát triển trọng tâm trong chiến lược phát triển tổng thể của toàn ngành. Trên thực tế ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt mang tính xã hội cao, sự phát triển khả năng cung ứng dịch vụ của các NHTM bên cạnh việc mang lại thêm cho các NHTM các nguồn thu đa dạng cũng sẽ mang lại sự an toàn, ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc của ngân hàng vào hoạt động tín dụng

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nhằm giúp hoàn thiện các giải pháp trong công tác nghiên cứu và triển khai sau này.

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Đào tạo Sau Đại Học, Khoa Ngân hàng Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Sĩ, người đã dành nhiều công sức và thời gian

TÀI LIU THAM KHO

1. TS Hà Nam Khánh Giao và ThS. Phạm Thị Ngọc Tú (2010),

Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam,

Tạp chí Ngân hàng số 16.

2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.

3. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trường tài Chính, NXB Khoa Học Kỹ Thuật 1994.

4. Chủ biên PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.

5. ThS. Nguyễn Hương Giang (2010), Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 23.

6. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,

NXB Thống kê.

8. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo Trình Nghiệp

Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Tài Chính.

9. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị.

10. Sông Hương (2004), Dịch vụ ngân hàng các nước Đông Nam Á trên con đường đổi mới, Tạp chí ngân hàng số 09

11. Chủ biên PGS.TS.Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội.

12. Websites - http://www.sbv.gov.vn - http://www.icb.com.vn - http://www.acb.com.vn - http://www.icb.com.vn - http://www.eximbank.com.vn - http://www.vcb.com.vn - http://www.hsbc.com.vn - http://www.bidv.com.vn - http://www.vnba.org.vn

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM pptx (Trang 102 - 110)