Triển khai nghiệp vụ bán khống: 70

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ PHÁT HÀNH VÀ BẢO HỘ VỊ THẾ TRÊN QUYỀN CHỌN KIỂU CHÂU ÂU TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN docx (Trang 70)

Bán khống (short selling) là nghiệp vụ bán các chứng khoán vay mượn, mà người bán khống không thật sự sở hữu các chứng khoán đó, anh ta mượn chứng khoán từ một bên thứ ba để bán và phải mua lại các chứng khoán đã bán đó trong tương lai để trả lại cho bên cho mượn chứng khoán.

Người bán khống chứng khoán hi vọng sẽ thu được lợi nhuận từ sụt giá của chứng khoán, tức phần chênh lệch giữa giá đã bán và giá sẽ mua lại trong tương lai, vì số tiền anh ta trảđể mua chứng khoán ít hơn số tiền anh ta nhận được từ việc bán chúng. Ngược lại, người bán khống sẽ bị lỗ nếu giá chứng khoán tăng lên. Những chi phí khác của việc bán khống bao gồm phí cho mượn chứng khoán và các khoản cổ tức phát sinh trong thời gian cho vay mượn chứng khoán.

Khi dự đoán giá chứng khoán sẽ sụt giảm, người bán khống mượn chứng khoán và bán nó, anh ta hi vọng có thể mua lại chứng khóan với giá rẻ hơn trong tương lai. Khi người bán khống chứng khoán quyết định đấy là thời điểm mua lại phù hợp (hoặc khi công ty môi giới cho mượn chứng khoán đòi lại chứng khoán), người bán khống phải mua lại chứng khoán để trả lại cho người cho mượn.

Trên thị trường quyền chọn, đặc biệt là quyền chọn cổ phiếu người bán khống chính là nhà phát hành quyền chọn. Khi thị trường đáo hạn nếu giá trị cổ phiếu cơ sở trên thị trường tăng hơn giá thực hiện, nhà phát hành có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của người mua quyền...

Tuy nhiên, khi triển khai nghiệp vụ này thì cần lưu ý những ưu khuyết điểm của nó để có những giải pháp phù hợp nhằm khai thác mặt tích cực mà nghiệp vụ bán khống mang lại.

Một phần của tài liệu Luận văn: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ PHÁT HÀNH VÀ BẢO HỘ VỊ THẾ TRÊN QUYỀN CHỌN KIỂU CHÂU ÂU TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN docx (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)