Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Thái Bình.

Một phần của tài liệu 235 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp IN THÁI BÌNH (Trang 67 - 69)

Thái Bình.

2.6.1. Đối tượng tính giá thành

Xí ngiệp in Thái Bình là đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, từng bộ phận và từng đơn đặt hàng được sản xuất ở các phân xưởng đó. Chu kỳ sản xuất của các đơn đặt hàng thường dài ngày, khi nào đơn đặt hàng được sản xuất xong thì lúc đó mới tính giá thành. Nếu chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp theo các đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất dở dang. Nghĩa là Xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.

2.6.2. Phương pháp tính giá thành.

Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành như đã nêu trên, cho nên iệc tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn hàng và giá thành đơn vị được tính bằng công thức:

Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm =

Số lượng sp trong đơn đặt hàng (Đơn vị sản phẩm ở Xí nghiệp được xác định là trang in tiêu chuẩn).

Xí nghiệp áp dụng cả phương pháp tính giá thành trực tiếp (đối với các sản phẩm đơn giản) và phương pháp tính giá thành phân bước (đối với các sản phẩm phức tạp).

Kế toán đã mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất theo từng phân xưởng cho mỗi đơn đặt hàng ( sản phẩm), kế toán ghi vào bảng tính giá thành theo đơn đặt hàng đó.

Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành để xác định giá thành của sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó.

Khi có các chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán cộng toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp ở bảng tính giá thành để xác định giá thành của sản phẩm thuộc đơn đặt hàng đó. Việc áp dụng linh hoạt các phương pháp tính giá thành như vậy đã giúp cho công tác tính toán nhanh chóng và phù hợp với đối tượng tính giá thành đã xác định.

Căn cứ chính để tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp là sổ chi phí sản xuất cụ thể là TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cho từng đơn đặt hàng ở từng phân xưởng.

Trong phần trước đã nêu toàn bộ quá trình, trình tự tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng in OFSET, cho đơn đặt hàng số 357 của NXB giáo dục - sản phẩm “văn 4”. Cuối kỳ hạch toán, đơn hàng này đã hoàn thành, kế toán tính giá thàn 1 trang in sách giáo khoa “văn 4” theo trình tự sau:

Từ sổ chi phí sản xuất – TK154 - sản phẩm “văn 4” của phân xưởng in OFSET, kế toán lập bảng tính giá thành sau:

Bảng 41:

Một phần của tài liệu 235 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp IN THÁI BÌNH (Trang 67 - 69)