1. Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong tương lai
2.1. Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng
Quá trình tuyển dụng là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với yêu cầu đặt ra. Cơ sở của tuyển dụng là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình này cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu quả công tác tốt.
- Tuyển được người có tính kỷ luật, trung thực gắn bó với công việc với tổ chức.
Quá trình tuyển dụng là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà tuyển dụng đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức, bởi vì quá trình này giúp cho công ty có được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của công ty trong tương lai. tuyển dụng tốt có các thuận lợi sau:
+ Giúp cho công ty giảm được chi phí khi phải tham gia tuyển dụng lại.
+ Giảm chi phí về thời gian cũng như tiền của cho quá trình đào tạo lại khi thực hiện tuyển dụng không đúng với yêu cầu của công việc.
+ Tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc do người mới được tuyển dụng thực hiện.
Để quá trình tuyển dụng đạt kết quả cao thì công ty cần xây dựng cho mình các bước thực hiện tuyển dụng thích hợp, các phương pháp thu thập thông tin chính xác và đánh giá các thông tin một cách khoa học.
Dưới đây em xin nêu ra trình tự các bước thực hiện một quá trình tuyển dụng cụ thể là: Quá trình tuyển dụng là một quy trình gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trình được xem như một hàng rào chắn để sàng lọc, loại bỏ những ứng viên không đủ điều kiện tham gia vào quá trình tuyển chọn tiếp theo. Nó bao gồm các bước như sau.
- Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ
Bước này bao gồm các nội dung cơ bản là xác lập mối quan hệ giữa người xin việc với người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác
định được những cá nhân có tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó đưa ra những quyết định có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó hay không.
Bước này người tuyển dụng cần chú ý:
+ Phát hiện và loại bỏ những người không có khả năng phù hợp, tuy nhiên để đưa ra được quyết định này thì các tiêu chuẩn cấn xây dựng một cách kỹ lưỡng.
+ Không nên cho người có tư tưởng độc đoán tham gia vào quá trình tuyển dụng, nhằm mục đích tránh tình trạng loại bỏ những hồ sơ khi chưa tham gia vào quá trình phỏng vấn sơ bộ.
- Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc
Đơn xin việc là nội dung quan trọng của quá trình tuyển dụng. Đơn xin việc được thiết kế theo mẫu, người xin việc có trách nhiệm điền vào đơn những thông tin theo yêu cầu mà nhà tuyển dụng ghi trong đơn. Nội dung trong đơn bao gồm các ý sau:
+ Các thông tin thiêt yếu như họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi ở, hộ khẩu thường chú…vv
+ Các thông tin về quá trình học tập, đào tạo, các văn bằng chứng chỉ đã đạt được, trình độ học vấn khác.
+ Lịch sử quá trình làm việc (5 năm hoặc 10 năm) những công việc đã làm, tiền lương và thu nhập, lý do bỏ việc hoặc chưa có việc làm.
+ Các thông tin về kinh nghiệm đã có, các thói quen sở thích, các đặc điểm tâm lý cá nhân, các vấn đề thuộc công dân và các vấn đề xã hội khác. Mặc dù đơn xin việc có những ưu điểm như trên nhưng sẽ không thể thay thế cho việc gặp gỡ trực tiếp giữa người xin việc với người đại diện tuyển dụng. Tuy nhiên nó cũng là cơ sở để người tuyển dụng xét có tiếp tục cho ứng viên vào vòng tuyển dụng tiếp theo hay không.
- Bước 3: Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn
Các cá nhân tham gia quá trình tuyển dụng của công ty cần nắm rõ được vai trò của bước này là những hiểu biết của nhà tuyển dụng về đặc trưng tâm lý của con người như khả năng bẩm sinh, sở thích, cá tính của cá nhân này so với cá nhân khác. Các trắc nghiệm giúp cho việc tìm hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện công việc của từng cá nhân, các công việc có tính đặc thù. bao gồm các nội dung sau:
• Trắc nghiệm thành tích
• Trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng • Trắc nghiệm về tính cách và sở thích
Khi thực hiện bước trắc nghiệm nhà tuyển dụng của công ty cần lưu ý các vấn đề liên quan như sau:
+ Tình trạng giả mạo khi trả lời các câu hỏi khi hội đồng tuyển dụng đưa ra, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhà tuyển dụng.
+ Tránh tình trạng nhà tuyển dụng áp đặt cao trong khi thực hiện các trắc nghiệm nhân sự.
+ Cần hạn chế một cách tối đa đến sự vi phạm những điều riêng tư của các ứng viên.