Thuyết minh dây chuyền công nghệ

Một phần của tài liệu Luận Văn : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MŨ CAO SU doc (Trang 27 - 31)

Nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy được thu gom qua hệ thống mương thu gom có đặt song chắn rác và được dẫn đến bể thu gom để tránh làm hư hại bơm ở công trình phía sau.. Tại đây nước thải được bơm lên bể tách mủ, nước thải nhà máy chế biến cao su có hàm lượng mủ cao su lớn vì thế trước tiên cần cho qua bể gạn mủ rồi mới đến bể gom để loại bỏ một phần mủ cao su và các chất dạng lơ lửng. Do thời gian lưu nước thải trong bể tách mủ rất dài nên có khả năng điều hòa nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải (thay cho bể điều hòa), tại bể nồng độ chất rắn lơ lửng giảm rất nhiều. Nước thải đưa qua bể keo tụ - tạo bông, mục tiêu của quá trình keo tụ là đưa các hoá chất vào trạng thái phân tán đều trong mối trường nước khi phản ứng xảy ra, đồng thời tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa chúng với các phần tử tham gia phản ứng. Việc này được thực hiện bằng cách khuấy trộn để tạo ra các dòng chảy rối trong nước. Các cặn lơ lửng gắn kết với nhau, nước thải đưa qua bể lắng ngang bùn được đưa ra bể nén bùn. Tiếp sau đó nước thải tiếp tục được bơm qua bể kị khí (bể UASB). Tại bể UASB, quá trình phân huỷ chất hữu cơ xảy ra nhờ hệ vi sinh vật kị khí. Do đó, nồng độ BOD chứa trong nước thải giảm xuống, nhằm tạo điều kiện cho bể Aerotank tiếp theo hoạt động hiệu quả hơn. Ở bể sinh khí mêtan được thu lại bằng máy thu khí. Nước thải từ bể UASB sẽ tự chảy vào bể xử lý sinh học hiếu khí (bể Aerotank). Tại đây nước thải được bổ sung thêm một lượng bùn vi sinh được tuần hoàn từ bể lắng 2, và trong nước thải xảy ra hiện tượng phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật hiếu khí. Đồng thời một lượng không khí được cấp vào bể thông qua hệ thống phân phối khí đặt dưới đáy bể, nhằm tăng hiệu quả xử lý. Nước thải sau khi đã xử lý trong bể Aerotank sẽ được dẫn đến bể lắng 2. Nhiệm vụ của bể lắng đợt 2 là giữ các màng vi sinh vật lại bể dưới dạng cặn lắng. Tại đây, bùn sinh học sẽ lắng xuống dưới đáy bể, một phần bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về bể Aerotank để bổ sung lượng sinh khối và một phần dư sẽ được đưa vào bể mêtan, nhằm mục đích tận dụng lượng khí thu được từ quá trình phân hủy bùn kị khí. Sau đó qua hồ tùy nghi, hồ hoàn thiện nước thải sau khi qua các công trình trên vẫn còn nitơ và có mùi hôi gây ra bởi các khí được sinh ra trong quá trình phân huỷ vật chất hữu cơ. Vì vậy cần tiếp tục cho qua hồ hoàn thiện để xử lý nitơ và mùi.

Sau đó nước được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, đồng hải sau khi qua bể khử trùng phải đạt quy chuẩn: QCVN 01: 2008 loại B trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Hoá chất khử trùng tại bể khử trùng là (Ca (OCl)2).

Bùn sinh ra từ bể tuyển nổi, bể Aerotank và bể lắng 2 sẽ được thu gom tập trung vào bể chứa bùn, sau đó được cho qua bể nén bùn nhằm tăng hàm lượng TS để tăng hiệu quả tách nước ở giai đoạn ép bùn. Bùn khô sau xử lý được dùng làm phân bón.

4.1. SONG CHẮN RÁC

Chức năng:

Có nhiệm vụ tách rác và các tạp chất thô có kích thước lớn ở trong nước thải, tạo điều kiện cho các công trình xử lý ở phía sau. Việc sử dụng song chắn rác sẽ tránh được hiện tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và hư hỏng bơm do rác gây ra.

Q = 1500m3/ngày đêm = 62,5m3/h = 0,0174 (m3/s)

Tính toán mương dẫn:

Diện tích mặt ướt Wm: Wm

Vận tốc chuyển động nước thải trước song chắn rác (SCR): Ta chọn

=> Wm m2

Chiều rộng của mương B:

Chiều sâu mực nước trong mương dẫn

Tính toán song chắn rác:

Số khe hở song chắn rác:

Trong đó:

k=1,05 (hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác). : chiều sâu của lớp nước ở SCR = chiều sâu mực nước mương dẫn hm.

Chọn khoảng cách giữa các khe hở. Vậy : .

Chọn 20 khe

Số thanh chắn : n-1=20-1=19 (thanh) Tính chiều rộng của SCR Bs:

Trong đó bề dày của thanh chắn s: thường lầy 0,008(m)

Chiều dài xây dựng của phần mương đặt SCR:

Trong đó:

 L1 là chiều dài đoạn kên mở rộng trước song chắn rác

 µ:góc nghiêng mở rộng µ chọn 20o

 L2 chiều dài đoạn thu hẹp sau SCR :

 Ls : chiều dài mỗi đoạn thanh

Vậy L=L1+L2+Ls=0,24+0,12+17=17,36(m)

Tổn thất áp lực qua SCR:

Trong đó:

(vớt rác thủ công, quy phạm 45-600).

(hệ số phụ thuộc vào thanh đan – thanh hình chữ nhật. S: bề dày của thanh chắn s = 0,008 (m).

l: khoảng cách giữa các ke hở :l = 0,016 (m.) =>

Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt SCR: với hm: chiều sâu mực nước trong mương dẫn: hm= 0,097

Vì H = 0,612 (m) => Ls: chiềudài của mỗi thanh Vậy chiều dài xây dựng của phần mương đặt SCR:

Bảng 4.1: Thông số thiết kế SCR được tóm tắt như sau: Stt Thông số Giá trị 1 Chiều dài SCR(L) 2,06(m) 2 Bề rộng SCR(Bs) 0,472(m) 3 Chiều cao SCR (H) 0,612(m) 4 Số khe (n) 20 (khe) 5 Chiều rộng khe (b) 0,016(m) 6 Chiều dày song chắn( 0,008(m)

Một phần của tài liệu Luận Văn : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MŨ CAO SU doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w