II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
5. Nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp
5.4.4. Các thông số tài chính
Để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, nhà phân tích tài chính cần kiển tra nhiều phương diện khác nhau trong sức khoẻ tài chính của chúng. Công cụ được sử dụng phổ biến là các thông số tài chính. Thông số tài chính là sự kết nối hai dữ liệu tài chính bằng cách chia một số này cho một số khác.
Về cơ bản có bốn nhóm thông số tài chính như sau: Thông số khả năng thanh toán:
trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hoá thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Có hai thông số cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán là:
Tỷ số thanh toán hiện hành.
Thông số này cho biết khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Thông số này nhấn mạnh đến khả năng chuyển hoá thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: lần Tỷ số thanh toán nhanh.
Thông số này là một công cụ hỗ trợ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện hành khi đánh giá về khả năng thanh toán. Thông số này tập trung chủ yếu vào các tài sản có tính chuyển hoá thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng và phải thu khách hàng.
Vốn bằng tiền + các khoản phải thu Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: lần Các thông số khả năng thanh toán kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt và không nên nhỏ hơn 1, hệ số càng cao càng thể hiện khả năng trả nợ.
Thông số về khả năng cân đối vốn ( cơ cấu vốn).
Các thông số kết cấu vốn thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như chính sách đòn bảy tài chính. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn có thể giúp cho hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cao,
nhưng điều này có thể làm giảm mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, kết cấu vốn của doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo thời kỳ, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và dự báo của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên vốn chủ.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn chủ = Tổng vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu này phản ánh ứng với một đồng vốn chủ sở hữu đang đảm bảo thì có bao nhiêu đồng vốn vay. Tỷ lệ này càng thấp thì mức tài trợ của cổ đông càng cao và như vậy, lớp đệm an toàn bảo vệ các chủ nợ trong trường hợp giá trị tài sản giảm hay bị thua lỗ càng cao.
Tỷ số nợ trên tài sản.
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tài sản = Tổng tài sản
Đơn vị tính: lần Tỷ số này cao có thể dẫn đến mất an toàn về tài chính, nên tỷ số này càng nhỏ càng tốt. Nhưng nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì tỷ số nợ trên tài sản cao sẽ giúp tăng vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nên dao động trong khoảng từ 30% - 70%. Nếu tỷ số này cao hơn 70%, thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ gặp khó khăn lớn về tài chính khi môi trường kinh doanh bất lợi. Tỷ số này có thể thay đổi tuỳ chính sách tài chính của công ty.
Tỷ số cơ cấu tài sản.
TSCĐ hoặc TSLĐ
Tỷ số cơ cấu tài sản = x 100% Tổng tài sản
Đơn vị tính: % Tỷ số này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn.
Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn = x 100% Tổng tài sản
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu này càng cao giúp doanh nghiệp an toàn về tài chính và chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Tỷ số này có thể thay đổi tuỳ theo chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Thông số về khả năng hoạt động.
Các chỉ tiêu này đo lường tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ số liệu tính toán, để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản lý tài chính cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh, là cơ sở quan trọng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao.
Vòng quay hàng tồn kho.
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Đơn vị tính: lần Vòng quay hàng tồn kho càng cao, hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty càng hiệu quả và hàng tồn kho càng mới và khả nhượng.
Vòng quay vốn lưu động.
Doanh thu Vòng quay vốn lưu động =
Đơn vị tính: lần Vòng quay vốn lưu động thể hiện tốc độ chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản lưu động thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong thời kỳ phân tích, và chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Thể hiện khả năng khai thác TSCĐ trong việc kinh doanh. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định
Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và nhà xưởng của doanh nghiệp. Số vòng quay TSCĐ càng lớn thì càng chứng tỏ sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Thể hiện khả năng sử dụng tài sản trong việc kinh doanh. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Đơn vị tính: lần Thông số về lợi nhuận.
Các thông số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những thông số quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhiệm vụ của Giám Đốc điều hành và Giám Đốc Tài Chính là phải đảm bảo thông số này đạt mức cao, ít nhất là không được thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, cũng như không nên thấp hơn tỷ suất bình quân ngành. Bao gồm các thông số:
Thể hiện mức độ doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Lợi nhuận ròng
ROS = x 100% Doanh thu thuần
Đơn vị tính: % Tỷ suất này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt .Tỷ số này nhỏ hơn 1 và càng lớn càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản( ROA)
Thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng
ROA = x 100% Tổng tài sản
Đơn vị tính: % Đây là tỷ số tài chính quan trọng thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số kỳ này cao hơn kỳ trước là dấu hiệu tốt. Tỷ suất này có thể thấp khi công ty đang trong giai đoạn đầu tư lớn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng
ROE = x100% Vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: % Thông số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ. Đây có lẽ là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty.