Các đề xuất nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận

Một phần của tài liệu Chỉ tiêu lợi nhuận ở Công ty đầu tư phát triển Xây Dựng DIC (Trang 36 - 50)

Việc phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều nhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Qua đó thấy được trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đánh giá được chất lượng của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Thông qua đó phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và hạn chế, những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần khắc phục, từ đó có thể đưa ra nhưng phương pháp, giải pháp nâng cao các chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng,hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung thông qua các phương án dử dụng tối ưu các nguồn lực.

Ở đây trong ba năm qua Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng - Bộ Xây dựng đã đạt được những thành tích rất đáng chú ý, tuy nhiên để đạt hiệu kết quả cao hơn nữa trong kinh doanh, bởi phát triển không bao giờ có điểm dừng, công ty đã đề ra những phương hướng và mục tiêu phát triển dài hạn trong thời gian tới như sau:

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện kiên quyết cho mọi hoạt đống sản xuất kinh doanh. Việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nội dung của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và để làm được như vây cần thực hiện được những bước sau:

Một là: Nhu cầu vốn cố định đầu tư trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh cần nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay là công ty cần đầu tư nhiều vào các chi nhánh các kho, nên tỷ trọng vốn cố định cần tăng hơn nữa. Hoàn thiện cơ cấu vốn cuả công ty theo hướng tăng tỷ trọng vốn cố định hiện nay lên. Bên cạnh đó công ty phải chú ý tới nhu cầu vốn lưu động phải đảm bảo vốn lưu động trong kinh doanh. Hai là : Cần kiểm tra tìm hiểu kỹ lưỡng sản phẩm, xuất xứ bạn hàng để ký kết hợp đồng đảm bảo tính hiệu quả tránh rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tổ chức tốt quá trình kinh doanh từ sản xuất, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Ba là : Cần đẩy nhanh quá trình đầu tư vốn để thực hiện chuyển giao công nghệ, tiếp cận với những dây chuyền hiện đại của nước ngoài.

Bốn là: Tổ chức nghiêm túc việc quyết toán từng hợp đồng theo quý, hạch toán lỗ lãi cho từng phòng ban giúp giám đốc nắm chắc nguồn vốn và lời lãi.

* Nghiên cứu mở rộng thị trường

Để đảm bảo tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải quan tâm là phải nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường ở đây được biểu hiện là nghiên cứu ở cả hai thị trường mua sắm các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra. Nếu một doanh nghiệp nào đó không có thị trường để tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị gián đoạn hay ngừng trệ và nếu cứ kéo dài thời gian không có thị trường thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản.

Chính vì vậy, muốn mở rộng thị trường của một doanh nghiệp thì đầu tiên cần phải duy trì và giữ vững được thị trường hiện tại của mình và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Doanh nghiệp càng sản xuất được nhiều sản phẩm, tiêu thụ với khối lượng lớn trong thời gian ngắn, số vòng quay của vốn lưu động càng nhanh thì hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng được nâng cao. Do vậy, nghiên cứu thị trường không chỉ giới hạn ở nghiên cứu thị trường hiện tại mà phải luôn chú ý tới thị trường tương lai của doanh nghiệp mà trước hết là thị trường doanh nghiệp muốn chinh phục.

Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp thường phải nghiên cứu theo phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu trực tiếp : Phương pháp này sử dụng lực lượng trực tiếp tiếp cận với thị trường nên đòi hỏi nhiều lao động, phương tiện do đo chi phí kinh doanh lớn. Khi áp dụng theo phương pháp này đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt những công việc sau: tổ chức hội nghị vào cuối năm báo cáo, tham gia vào các hội nghị, hội thảo giới thiệu các loại công trình, sản phẩm xây dựng, tổ chức phỏng vấn trực tiếp khách hàng về các công trình, sản phẩm mà Công ty đã và đang thi công, sản xuất.

- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Thông qua các tài liệu, tạp chí về các loại công trình xây dựng của Công ty, các tạp chí sách báo nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của đất nước cũng như của thế giới để thấy được mức cầu và khả năng cung ứng của các Công ty trên thế giới…

Để nghiên cứu thị trường cầu cần phải thực hiện theo các bước sau:

+ Tổ chức thực hiện công tác điều tra, khảo sát và thu nhập các thông tin về cầu của thị trường đối với các loại công trình, sản phẩm, máy móc, thiết bị xây dựng chuyên ngành.

+ Tiến hành phân tích và xử lý thông tin đã thu thập được về cầu của các loại sản phẩm.

+ Xác định lượng cầu của thị trường căn cứ vài kết quả của công tác phân tích và xử lý thông tin ở trên.

Dựa vào kết quả của việc xác định cầu, Công ty sẽ có các quyết định hợp lý trong việc ký kết hợp đồng với đối tác và kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất, thi công.

- Nghiên cứu cạnh tranh (cung của thị trường) hàng hoá của Công ty.

Bên cạnh nghiên cứu về thị trường về sản phẩm, Công ty còn phải nghiên cứu về cung thị trường (các đối thủ cạnh tranh):

+ Nghiên cứu tổ chức thực hiện để xác định được số lượng các đối thủ cạnh tranh (hiện tại và tiềm ẩn).

+ Chú trọng các nhân tố như thị phần, hình thức của sản phẩm cạnh tranh và đặc biệt là nhân tố chất lượng các phương pháp bán hàng, quảng cáo, thanh toán, tín dụng của các đối thủ cạnh tranh.

Qua đó tổng hợp các thông tin về đối thủ cạnh tranh, Công ty sẽ có những kế hoạch, chiếm lược phù hợp để tồn tại và phát triển.

Với thực trạng hiện nay của Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng - Bộ Xây dựng việc thành lập bộ phận marketing độc lập có thể giải quyết được công tác tác nghiên cứu thị trường. Đây là một điều hết sức cần thiết. Tiếp thị và maketting là khâu yếu quan trọng giới thiệu công ty, vì vậy cần tăng cường làm tốt hoạt động tiếp thị tạo cho công ty một thị trường ổn định lâu dài, có quan hệ tốt với các bạn hàng, tạo uy tín và niềm tin trong khách hàng về hình ảnh của Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng - Bộ Xây dựng.

* Về công tác quản lý các chi phí : Công ty cần tiết kiệm chi phí sản xuất,

chi phí quản lý sao cho hiệu quả nhất như xây dựng định mức, giảm giá thành hàng năm xuống nhằm tăng sản lượng tiêu thụ nhanh và đạt hiệu quả.

* Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh thì công ty nên xuất phát từ ba yếu tố chính: khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

Phải nhằm vào mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh, tập trung các biện pháp để tận dụng thế mạnh và khắc phục những điểm yếu.

Phải đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh, luôn có các biện pháp ngăn ngừa, tránh né, hạn chế rủi ro trong các chiến lược.

Xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu.

Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, dự đoán càng chính xác thì chiến lược càng phù hợp.

Phải có chiến lược dự phòng vì chiến lược kinh doanh là để thực thi trong tương lai nhưng chưa chắc chắn.

Hoạt động trong cơ chế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình được một chiến kinh doanh đúng đắn phù hợp, kết hợp chặt chẽ cả những mục tiêu chung, ngắn hạn lẫn dài hạn, giảm sự phù thuộc quá nhiều vào sự biến động của thị trường đồng thời thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

* Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực khâu then chốt của mọi quá trình sản xuất, công ty không những quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động mà còn cần đầu tư thoả đáng để phát triển quy mô, đào tạo lực lượng lao động. Chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty nên theo các hình thức sau:

+ Cử cán bộ công nhân viên đi dự các khoá huấn luyện hoặc hội thảo ở các Công ty và các trường đào tạo khi có điều kiện. Việc cử đi học phải làm được quản lý chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, cố gắng kế thừa kinh nghiệm của người đi trước.

+ Tạo nhiều hình thức để khuyến khích người lao động sử dụng thời gian rảnh rỗi để trau dồi kiến thức.

Phải mở rộng chiến dịch đào tạo cho toàn bộ lao động trong Công ty. Nghĩa là người lao động sẽ có khả năng thích ứng với công việc ở mức cao hơn, tự nhủ vững tin trong công việc được giao. Để thực hiện được phương án này hàng năm Công ty tuy phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đào tạo nhưng Công ty có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn nhưng Công ty có thể thu được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn do trình độ công nhân được nâng cao.

Đồng thời khi bỏ ra một khoản chi phí lớn để đào tạo công nhân có tay nghề cao, Công ty có thể giảm bớt được lượng laođộng dư thừa do đã tăng được năng suất lao động từ những công nhân có trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật cao hơn và giảm bớt được lao động gián tiếp của Công ty. Để giảm bớt được lượng lao động dư thừa Công ty phải thực hiện một số công việc sau:

+ Kết hợp đồng thời các biện pháp khác nhau vừa động viên người lao động, vừa kiên quyết giảm số lao động dư thừa.

+ Bên cạnh việc xác định chính xác đối tượng lao động cần giảm và cương quyết thực hiện giảm lao động dư thừa, Công ty cũng nên hỗ trợ về mặt thu nhập cho những người lao động cần giảm, vẫn đảm bảo về chế độ cho người lao động đến tuổi vè hưu để người lao động có thể yên tâm về trước tuổi. Điều này làm Công ty có thể giảm được chi phí tiền lương và người lao động vẫn được hưởng một phần thu nhập và vẫn có thời gian để kiếm thêm thu nhập ngoài xã hội.

+ Giải thích rõ cho các bộ phận công nhân viên thấy được sự khó khăn hiện nay của Công ty và sự cần thiết phải giảm bớt lượng lao động dư thừa.

+ Việc giảm bớt lượng lao động dư thừa phải được tiến hành một cách công khai, công bằng đối với mọi người lao động, đảm bảo chỉ giữ lại những người có năng lực thực sự chứ không phải vì bất cứ lý do nào khác.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật lao động và giảm bớt số lao động dư thừa nên thực hiện theo các hướng sau:

Thứ nhất : Tổ chức kiểm tra đánh giá lại năng lực và trình độ của toàn bộ

cán bộ công nhân viên trong các phòng ban chức năng của Công ty để xem xét một cách chính xác năng lực của từng người.

Thứ hai : Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty trong hiện tại và tương lai để

phân tích và tổng hợp nhiệm vụ cho các phòng ban chức năng của Công ty.

Thứ ba: Trên cơ sở nhiệm vụ của các phòng ban chức năng đó Công ty sẽ

dựa vào năng lực, trình độ của từng người để cơ cấu vào các phòng ban chức năng cần thiết.

Thứ tư: Còn lại số lao động gián tiếp dư thừa ra, Công ty có thể tiến hành

thuyết phục họ nghỉ việc tự nguyện, chuyển xuống sản xuất trực tiếp, tạo điều kiện cho đi học tập để chuyển nghề …

Như vậy, nếu cơ cấu bộ máy của Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng - Bộ Xây dựng gọn nhẹ hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho việc xây dựng chính sách chất lượng hợp lý. Tuy nhiên Công ty phải xây dựng được cơ chế hoạt động hợp lý và khoa học thì mới có thể phát huy được hiệu quả của bộ máy quản lý này. Sau khi thay đổi, bộ phận lao động ở các phòng ban chức năng của Công ty giảm đi và gọn nhẹ.

* Trang thiết bị công nghệ

Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu …. Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường, tăng trưởng nhanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua việc phân tích, đánh giá năng lực máy móc, thiết bị ở Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng - Bộ Xây dựng ta nhận thấy mặc dù số lượng máy móc, thiết bị của công ty hiện nay là tương đối nhiều, đa dạng nhưng phần lớn đã rất cũ kỹ, lạc hậu (đã khấu hao gần 80%). Một số thiết bị mới được đầu tư vừa hạn chế về số lượng vừa thiếu tính đồng bộ nên nhiều sản phẩm xuất ra tồn tại các dạng lỗi kỹ thuật, hao phí nguyên vật liệu rất lớn. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao kỹ thuật, đổi mới công nghệ đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở công ty.

Tuy nhiên việc phát triển công nghệ kỹ thuật đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phải có thời gian dài và phải xem xét kỹ ba vấn đề sau:

+ Công ty phải dự đoán đúng cầu của thị trường cũng như cầu của công ty về các loại máy móc xây dựng mà công ty cầu để phát triển, mở rộng sản xuất. Dựa trên dự đoán mức cầu này công ty sẽ đặt ra những mục tiêu cụ thể trong đổi mới công nghệ.

+ Phải xem xét, lựa chọn công nghệ phù hợp. Cần tránh việc nhập phải các công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại hay các công nghệ gây ô nhiễm môi trường.

+ Có giải pháp đúng đắn về huy động và sử dụng vốn. Do đầu tư cho công nghệ là một khoản vốn lớn và quá trình lâu dài, hơn nữa nguồn vốn dành cho đầu tư thay đổi, cải tiến công nghệ của công ty còn rất eo hẹp và khiêm tốn nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng việc sử dụng vốn đầu tư cho công nghệ.

Qua việc xem xét kỹ 3 vấn đề trên kết hợp với tình hình sản xuất hiện tại của Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng - Bộ Xây dựng có thể thực hiện việc đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất theo các hướng sau:

Việc đầu tiên là tiến hành thanh lý các thiết bị không dùng hoặc hiệu quả sử dụng thấp đã tồn kho nhiều năm hoặc tận dụng phụ tùng ở các thiết bị này để giảm chi phí cho phụ tùng thay thế.

Tiến hành nâng cấp máy móc thiết bị hiện có để khắc phục tình trạng hỏng hóc, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công ty nên tập trung, chú trọng vào nhiệm vụ này bởi lẽ đây là phương hướng giải quyết phù hợp nhất với công ty trong thời điểm hiện tại. Với cách giải quyết này thì công ty vẫn có thể cải

thiện được chất lượng sản phẩm, tiến trình sản xuất trong khi số vốn cần cho giải

Một phần của tài liệu Chỉ tiêu lợi nhuận ở Công ty đầu tư phát triển Xây Dựng DIC (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w