Sử dụng công cụ phát triển RadASM

Một phần của tài liệu Lap_trinh_he_thong_va_dieu_khien_thiet_bi (Trang 138 - 142)

Khi khởi động, cửa sổ chính màn hình RadASM như sau:

Nó bao gồm menu chính, một cửa số dành cho các file thuộc về một dự án va cửa sổ thuộc tính của các file/ các đối tượng của dự án.

Để thực hiện tạo một Project mới, người dùng vào menu File, chọn new project. Khi đó màn hình thông tin của project mới sẽđược hiện ra như hình sau:

Người lập trình có thể chọn một trong số các mẫu ứng dụng của project đã có sẵn là một trong bốn loại: ứng dụng Console (input và output của chương trình đều hiển thị trên cửa số

console), ứng dụng kiểu hộp thoại (chương trình [input và output] và người dùng tương tác với nhau qua các hộp thoại), ứng dụng windows thông thường, tạo các hàm để dịch ra thư viện liên kết động (DLL)

Tiếp đến, người lập trình đưa vào tên project, các mô tả của project, thư mục chứa project và template sử dụng cho project.

Sau khi soạn xong chương trình thì người lập trình tiến hành dịch, debug… rồi chạy chương trình. Cửa sổ dưới đây giúp người lập trình thực hiện việc đó:

Tùy theo từng giai đoạn phát triển ứng dụng Người lập trình của thể thực hiện các thao tác sau để dịch, kểm tra lỗi hoặc thực hiện chương trình.

4.4 TÓM TT

Chương này đã trình bày về phương thức truyền thông tin nối tiếp với bộđiều hợp UART 8250A. Trong phần này, ta tìm hiểu vầ cơ chế truyền thông tin nối tiếp kiểu đồng bộ, dị bộ, các thanh ghi bên trong của UART 8250A và lập trình cho UART 8250A. Tiếp theo là phần lập trình phối ghép cho bàn phím: nguyên tắc hoạt động của bàn phím, bộđệm bàn phím, vùng dữ liệu, sử

dụng các dịch vụ của BIOS để lập trình điều khiển bàn phím thông qua một số ví dụ đơn giản mang tính minh họa. Tương tự, ta cũng tìm hiểu về cách lập trình điều khiển màn hình thông qua hai phương pháp: sử dụng dịch vụ của BIOS và truy nhập trực tiếp vào bộ nhớ màn hình. Tuy nhiên, cách thứ hai tương đối khó vi nó phụ thuộc vào loại card điều khiển màn hinh và người lập trình phải cài đặt một ánh xạ từ bộ nhớ RAM sang bộ nhớ màn hình, nên cách này được xem như

một sự tham khảo cho người lập trình hệ thống.

Phần cuối cùng là phần giới thiệu trình hợp ngữ trong Windows thông qua công cụ

RadASM. Ngoài một sốđối tượng, chức năng được môi trường phát triển cho ứng dụng RadASM cung cấp dới dạng các thư viện, việc viết các ứng dụng bằng hợp ngữ trên windows cũng khá giống môi trường khác. Nên tác giả không đề cập kỹở cuốn sách này. Đây là phần chỉ mang tính chất giới thiệu cho độc giả.

4.5 BÀI TP

4.5.1 Câu hỏi trắc nghiệm

1. Lý do chính của việc truyền thông nối tiếp giữa hai đối tượng cần truyền tin cho nhau là: A. Truyền thông nối tiếp là công nghệ mới

B. Truyền thông giữa hai đối tượng truyền/nhận thong tin ở khoảng cách xa nhau. C. Truyền thông nối tiếp là nhanh hơn truyền thông song song

D. Truyền thông nối tiếp chính xác hơn song song. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:

A. Truyền tin dị bộ truyền theo từng kí tự còn truyền đồng bộ truyền theo nhiều kí tự. B. Truyền tin dị bộ là kiểu truyền tin song song còn truyền đồng bộ là truyền tin nối tiếp. C. Truyền tin đồng bộ là truyền song song còn truyền tin dị bộ là kiểu truyền tin nối tiếp D. Cách mã hóa kí tự trong hai kiểu truyền tin đồng bộ và dị bộ luôn luôn khác nhau.. 3. Thanh ghi nào dưới đây quyết định khuôn dạng dữ liệu khi truyền:

A. Thanh ghi trạng thái modem. B. Thanh ghi trạng thái đường truyền. C. Thanh ghi nháp

D. Thanh ghi điều khiển đường truyền..

4. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất cho một khung truyền kiểu dị bộ: A. Dành ra ít nhất là 6 bít để mã hóa dữ liệu.

B. Dành ra ít nhất là 7 bít để mã hóa dữ liệu. C. Có ít nhất 1 bít Start

D. Có ít nhất là 2 bít Stop.

5. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về bít parity trong khung truyền kiểu dị bộ: A. Trong một khung truyền có ít nhất 1 bít parity.

B Trong một khung truyền có thể không có bít parity nào. C. Trong một khung truyền có nhiều nhất 2 bít parity. D. Bít parity lưu trạng.thái của khung truyền.

6. Khi người dùng nhấn phím Ctrl_NumLock, thì máy tính sẽ:

A. Lưu mã Scan của hai phím Ctrl và NumLock vào bộđệm bàn phím.

B Thực hiện một vòng lặp mà không lưu lại gì vào trong vùng đệm bàn phím. C. Lưu mã ASCII của hai phím Ctrl và NumLock vào bộđệm bàn phím.

D. Lưu cả mã Scan và mã ASCII của hai phím Ctrl và NumLock vào bộđệm bàn phím. 7. Tại một thời điểm, bộđệm bàn phím có thể chứa được tối đa:

A. 16 mã phím. B 8 mã phím C. 32 mã phím

D. 24 mã phím

8. Nếu con trỏ Head bằng con trỏ Tail thì: A. Bộđệm bàn phím đầy.

B Có 8 mã phím C. Có 16 mã phím

D. Bộđệm bàn phím rỗng

Một phần của tài liệu Lap_trinh_he_thong_va_dieu_khien_thiet_bi (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)