Nợ quá hạn ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tich hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tình Vĩnh Long (Trang 53 - 54)

Để có thể đưa ra biện pháp thiết thực nhằm hạn chế nợ quá hạn, trước tiên chúng ta cần đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân cụ thể của từng khoản mục. Trước tiên là tình hình nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 17: Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 16 1,69 108 5,12 9 0,94 92 575,0 -99 -91,67 2. Chăn nuôi 7 0,74 118 5,60 55 5,72 111 1585,7 -63 -53,39 3. KTTH 921 97,56 1882 89,28 898 93,35 961 104,3 -984 -52,28 Tổng cộng 944 100,00 2108 100,00 962 100,00 1164 123,3 -1146 -54,36

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004, 2005, 2006 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)

Hình 12: Biểu đồ biến động nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm

Nhìn chung tình hình nợ quá hạn vẫn còn cao. Trong đó, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi chiếm rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể, tỷ trọng trồng trọt là 1,69% và chăn nuôi là 0,74% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Đến năm 2005, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi đều tăng lên, tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi là 1585,7% so với năm 2004. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm nhiều hộ nông dân chăn vịt chạy đồng, nuôi gà bị nhiễm bệnh trắng tay; mặt khác, trong năm 2005, giá dê giống rất mắc, khoảng 500.000 đồng/ kg. Người dân đã chuyển từ chăn nuôi heo sang nuôi dê, bò. Nhưng đến thời điểm

bán dê thịt thì trên thị trường giá dê giống đã xuống thấp. Thị trường biến động như vậy đã làm một bộ phận hộ chăn nuôi dê bị thua lỗ vì giá xuống thấp mà lại không tìm được đầu ra. Từ đó làm nợ quá hạn trong chăn nuôi ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên. Bên cạnh, trong năm 2005, Ngân hàng có quy định về việc chuyển các khoản nợ thu không được từ lãi cho vay sang nợ quá hạn nên đã làm tăng nợ quá hạn năm 2005. Đến năm 2006, do tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, giải quyết, hình thức Kinh tế tổng hợp dần được phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao nâng thu nhập của hộ sản xuất nên một phần đã giảm nợ quá hạn; Mặt khác, sang năm 2006 thì quy định về nhập nợ lãi vào nợ gốc đã được hủy bỏ nên đã giảm đáng kể lượng nợ quá hạn trong năm.

Còn nợ quá hạn của Kinh tế tổng hợp tương đối cao, cụ thể, năm 2004, nợ quá hạn Kinh tế tổng hợp 921 triệu đồng, chiếm 97,56% nợ quá hạn. Sang năm 2005 nợ quá hạn Kinh tế tổng hợp lại tăng lên 1.882 triệu đồng, tức là tăng 961 triệu so với năm 2004, tương ứng tỷ lệ tăng 104,3%. Đến năm 2006, nợ quá hạn này có hướng giảm mạnh đến trên 50% so với năm trước, đạt 898 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 984 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự biến động này cũng là do sự biến động giá của cá da trơn, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở heo vẫn còn nhiều tiềm ẩn nên bà con nông dân vẫn chưa mạnh dạng đầu tư chăn nuôi, tiến độ khôi phục đàn vật nuôi vẫn chưa mạnh. Từ đó ta thấy rằng việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên và giá cả thị trường. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tich hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ, tình Vĩnh Long (Trang 53 - 54)