TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (TDNH)

Một phần của tài liệu Luận văn: "Tín dụng và các hình thức trong nền kinh tế thị trường" doc (Trang 36 - 41)

Tín dụng ngân hàng là một lĩnh vực khá rộng, bao quát một không gian nhiều chiều (ngang, dọc; trên, dưới; trong, ngoài) của chính sách tiền tệ quốc gia. Hệ quả của hoạt động hệ tín dụng có quan hệ biện chứng với tiến trình vận hành chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, và hội nhập thế giới.

Xét về tầm quản lý vĩ mô, tín dụng là một phạm trù gắn chặt với xu hướng tạo tiền, sự tạo tiền này sẽ được xoá đi khi hoàn trả tín dụng đến hạn. Tất nhiên, trong một nền kinh tế phát triên mạnh thì thường xảy ra tình trạng còn đọng lại một lượng tiền nhất định trong lưu thông nên không kiểm soát được sẽ sinh ra lạm phát làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả, gây phức tạp cho môi trường cạnh tranh. Nói hẹp về lĩnh vực tín dụng, hoạt động của tổ chức tín dụng là kinh doanh theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” tức là xoay quanh vấn đề giữ vững thế cân bằng giữa “ đầu vào ” và “ đầu ra”. Một sự chệch khớp nào đó, từ chủ thể này hay chủ thể khác, bất kể xuất phát từ nguyên nhân nào đều tác động dây truyền đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các NHTM khi cung ứng tín dụng cho khách hàng đều có thể gặp rủi ro từ hiện tượng người vay mất khả năng thanh toán hoặc ít nhất là do khoản tín dụng đó không được hoàn trả đúng thời hạn như đã cam kết.

Xuất phát ỳ nhận thức đó, NHTM trước khi quyết định cho vay cần quan tâm đến năng lực và tiến trình hoạt động kinh doanh của khách hàng trên các mặt: Tài chính (phương pháp sử dụng các nguồn vốn tự có, đảm bảo cân đối các tài sản Nợ - Có và khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trên mọi tình huống); Thị trường (nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, cung – cầu sản phẩm hàng hoá) và cả mặt quản lý kinh doanh.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, tín dụng vẫn rủi ro nhưng lại được bao che bởi chính sách bao cấp. Đến thời kỳ đổi mớ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa lĩnh vực tín dụng ngày càng bộ lộ nhiều điều không đơn giản.

Trong xã hội, có rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, cần vốn trong khi đó, các ngân hàng thừa vốn, nhưng vì không tìm được dự án đủ điều kiện cho vay, sợ gặp rủi ro nên đã không dám bỏ vốn cho vay.

Nếu cứ “mạnh dạn” cho vay, mà không chắc được đảm bảo thu hồi về dúng hạn, hoặc doanh nghiệp đem sử dụngvào mục đích khác, hoặc doanh nghiệp say sưa dồn vốn vay vào kinh doanh một loại sản phẩm mà cung vượt quá cầu, cũng có thể là các cán bộ tín dụng dễ bị cuốn hút bởi đồng tiền đã móc ngoặc với khách hàng, khi đó thì rõ ràng tín dụng đã gặp rủi ro.

Như vậy rủi ro TDNH là điều không thể không xảy ra. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi NHTM là tối thiểu hoá rủi ro tín dụng. Để đạt được

mục tiêu này, các NHTM sử dụng nhiều phương pháp, quy trình đánh giá rủi ro khác nhau, bao gồm cả hình thức chính thức, và cả không chính thức.

Một trong những đòi hỏi của các NHTM là đòi hỏi khách hàng phải có tài sản thế chấp khi đi vay. Người vay cần phải thế chấp hoặc cầm cố tài sản trước khi vay. Tuy nhiên giải pháp này không bảo đảm sự thành công cho chính sách tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Nguyên nhân:

- Tính phức tạp trong việc dự báo biến động giá cả tài sản thế chấp; - Không thể dự báo chính xác chu kỳ tín dụng;

- Tính không ổn định của diễn biến lạm phát;

Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, vấn đề đảm bảo an toàn cho các nghiệp vụ tín dụng luôn luôn là một trong những vấn đề nổi cộm. Dễ dàng thấy rằng tín dụng trước đây và hiện nay có một điểm chung cơ bản là đều cần có sự bảo đảm. Tuy nhiên, đảm bảo tín dụng trong cơ chế thị trường khác biệt đáng kể so với đảm bảo tín dụng trong cơ chế trước đây.

- Trong chế độ kế hoạch hoá tập trung

Quan hệ tín dụng mang tính chất hành chính, không có luật để điều chỉnh. Uy tín trong các quan hệ tín dụng chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi phương thức điều hành mệnh lệnh.

Có đề cập đến bảo đảm tín dụng nhưng là bảo đảm có sau hành vi tín dụng, là kết quả của hoạt động tín dụng.

Đảm bảo không phải là điều kiện tín dụng (mà chỉ là nguyên tắc tín dụng) nên kinh doanh tín dụng bị đẩy vào trạng thái bị động.

Đảm bảo đưa ra nhưng không có mục đích và đối tượng rõ ràng. Giá trị bảo đảm phải tương đương (lí tưởng bằng) với lượng tín dụng.

Độ tin cậy của các bảo đảm cũng rất thấp, chỉ có vật tư hàng hoá là bảo đảm tín dụng.

- Trong cơ chế thị trường.

Đảm bảo là tiền đề, là điều kiện bắt buộc của một quan hệ tín dụng, là “ cái chốt an toàn” của lòng tin. Kinh doanh tín dụng có bảo đảm ở trong trạng thái chủ động, đảm tín dụng có đối tượng, mục đích rõ ràng. Giá trị các bảo đảm tín dụng nhìn chung phải lớn hơn lượng tín dụng. Sự “ chắc chắn” an toàn đối với đảm bảo tín dụng được cao hơn. Hình thức đảm bảo đa dạng và phong phú.

Tính tất yếu của sự đổi mới trong hoạt động ngân hàng là khách quan sự so sánh ở trên có thể giúp chúng ta có thêm định hướng rõ ràng trong các quan hệ kinh doanh tiền tệ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Khách hàng là “thượng đế”, nhưng đồng thời cũng phải bình đẳng với ngân hàng. Sự tin cậy trong quan hệ tiền tệ, uy tín trong giao dịch của khách hàng và ngân hàng được thử thách theo thời gian. Do đó, ngân hàng phải luôn luôn

xác định được hành động tích cực của mình trong các trường hợp để đạt được sự ổn định, độ tin cậy và tính hiệu quả cao trong quan hệ đối với khách hàng. Đảm bảo tín dụng luôn luôn là một công cụ quan trọng và năng động trong tay ngan hàng để đạt được mục đích đó.

III. TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 12, các chính phủ đã nhận thấy nhu cầu cần thiết phải tài trợ cho hoạt động chính quyền của mình thông qua việc phát hành những công cụ nợ chủ yếu của nhà nước, ngoài ra còn có tín phiếu kho bạc.

Năm 1999, chính phủ Việt Nam phát hành công trái quốc gia huy động được hơn 4000 tỉ đồng. Tuy vậy coi đây là thất một bại do chi phí cho việc mua công trái quá lớn. Còn gần đây thất bại là do đợt phát hành lại huy động vốn trong các doanh nghiệp. Nhà nước, lực lượng vũ trang, đây chính là hình thức dùng tiền nhà nước lại cho nhà nước vay. Hơn nữa muốn cho tín dụng nhà nước hoạt động có hiệu quả thì cần phải có thị trường chứng khoán, mà ở Việt Nam chưa có thị trường chứng khoán hoạt động theo đúng nghĩa của nó. Do đó không tạo ra được sự biến động của thị giá, vì vậy không kích thích được các nhà đầu tư.

Tại Việt Nam, mua công trái là sự bắt buộc đối với người dân, họ có thói quen gửi tiết kiệm hơn là mua công trái, mặc dù mua công trái và gửi tiết kiệm là như nhau. Hơn nữa việc phát hành công trái ở Việt Nam thường gắn với một mục đích màu sắc chính trị (mua công trái là yêu nước) mà công chúng không phải ai cũng thích chính trị, những việc làm về chính trị. Và một điểm nữa khiến cho tín dụng

nhà nước không được dân chúng chấp nhận nhiều đó là họ còn thấy được những chi tiêu của nhà nước là chưa hiệu quả và chứa đựng những hiện tượng tiêu cực.

Do đó muốn phát triển tín dụng nhà nước là còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chính phủ phải đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý về kinh tế cũng như về mặt chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn: "Tín dụng và các hình thức trong nền kinh tế thị trường" doc (Trang 36 - 41)