Thủ tục và chứng từ kế toán tăng giảm tài sản cố địn hở công ty

Một phần của tài liệu 156 Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí.Doc (Trang 40 - 42)

VIII. Đặc điểm hạch toán tài sản cố định tại một số nớc trên thế giới

2. Thủ tục và chứng từ kế toán tăng giảm tài sản cố địn hở công ty

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của công ty có sự biến động: biến động tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành..., biến động giảm do thanh lý, nhợng bán.... Khi có sự tăng giảm TSCĐ, kế toán cần làm các thủ tục giao nhận và căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi sổ kế toán.

Tình hình thực tế của công ty năm 2001 chủ yếu là biến động tăng do mua sắm, biến động giảm do thanh lý TSCĐ hữu hình. Do vậy, ở đây em chỉ xin giới thiệu hai trờng hợp trên.

Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị hao mòn của TSCĐ của TSCĐ của TSCĐ= -

2.1. Thủ tục và chứng từ kế toán tăng tài sản cố định ở công ty.

Khi tiến hành mua sắm TSCĐ đa vào sử dụng, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc hình thành TSCĐ để ghi sổ kế toán nh: Hoá đơn bán hàng, phiếu chi, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản nghiệm thu TSCĐ.

Ví dụ: Ngày 4/12/2001 công ty mua một máy vi tính Pentium CE 433 MHZ (Phòng cơ điện mua) của công ty Anh Tuấn. Đợc thanh toán bằng tiền mặt và giao cho phòng hành chính sử dụng.

Do vậy để ghi sổ, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau(Trang sau):

2.2. Thủ tục và chứng từ kế toán giảm TSCĐ ở công ty.

Ngành cơ khí là ngành đặc thù của nền kinh tế quốc dân do đó các máy móc chuyên dùng không hoặc ít có khả năng nhợng bán trên thị trờng. Cho đến nay, hầu hết các máy móc cũ, lạc hậu của công ty từ những năm 1970 đã bị khấu hao hết. Trong những năm gần đây, TSCĐ của công ty giảm chủ yếu là do thanh lý. Quá trình thanh lý diễn ra nh sau:

- Trên cơ sở báo cáo về tình trạng của máy móc, thiết bị, giám đốc công ty quyết định thành lập “ Hội đồng thanh lý ”. Tiến hành họp và lập “ Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ ” để xác định tình trạng của máy móc thiết bị và lập hồ sơ thanh lý trình giám đốc duyệt. (Xem phần phụ lục)

- Sau đó làm đơn đề nghị thanh lý gửi lên Tổng công ty và Cục tài chính doanh nghiệp, kèm theo “ Bảng tổng hợp TSCĐ chờ thanh lý ”. Cục tài chính và Tổng công ty cử ngời xuống kiểm tra lại hiện trạng của TSCĐ, sau đó cục trởng cục tài chính quyết định cho thanh lý. (Xem phần phụ lục).

- Giám đốc công ty ra quyết định thanh lý và thành lập: “ Hội đồng xử lý thiết bị thanh lý ”( Xem phần phụ lục ).

- Số TSCĐ trên vẫn đợc giao cho các đơn vị, bộ phận có tài sản quản lý trong thời gian chờ công ty có quyết định bán thu hồi giá trị thanh lý.

- Khi có quyết định thanh lý, kế toán căn cứ vào: Biên bản thanh lý, hoá đơn bán hàng, phiếu thu để tiến hành ghi giảm TSCĐ ở bảng kê và NKCT, nếu có thu nhập thanh lý đợc ghi vào thu nhập bất thờng.

Một phần của tài liệu 156 Tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí.Doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w