khẩu tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
1.4.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hoá trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ. Phương pháp này chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán.
Theo phương pháp này kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá số hàng đã mua (đã thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.
Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ Dư Nợ: Giá thực tế hàng đang đi đường
Tài khoản 156- Hàng hoá: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho chi tiết theo từng loại hàng, từng kho hàng.
Bên Nợ: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ Dư Nợ: Trị giá hàng hoá tồn kho
Tài khoản 157- Hàng gửi bán: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng gửi bán, ký gửi đại lý chưa bán được tại thời điểm kiểm kê.
Bên Nợ: Trị giá vốn của hàng gửi bán cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn của hàng gửi bán đầu kỳ
Dư Nợ: Trị giá vốn hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê
Tài khoản 611- Mua hàng: Tài khoản này phản ánh trị giá hàng hoá mua vào theo giá thực tế (giá mua và chi phí thu mua) và được mở chi tiết theo từng loại hàng, từng kho hàng.
Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ
Bên Có: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại. Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Ngoài ra, theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán còn sử dụng các tài khoản 111, 112, 131, 333, 511, 632… tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.
1.4.2. Phương pháp kế toán
Trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, trình tự kế toán như sau:
Đầu kỳ, kết chuyển giá trị hàng nhập khẩu chưa tiêu thụ: Nợ TK 6112
Có TK 156 (1561, 1562): Kết chuyển trị giá và chi phí thu mua liên quan đến hàng tồn kho đầu kỳ
Có TK 151: Kết chuyển trị giá hàng đi đường đầu kỳ Có TK 157: Kết chuyển trị giá hàng gửi bán đầu kỳ Phản ánh trị giá mua của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 611 (6112): Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)
Có TK 3332, 3333: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có) Có TK 111, 112, 331…: Giá mua và chi phí mua hàng Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
- Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Có TK 33312
- Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 6112
Có TK 33312
Số chiết khấu thương mại khi mua hàng, giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại:
Nợ TK 111, 112, 331, 1388
Có TK 6112: Trị giá mua của hàng trả lại và số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng
Có TK 1331: Thuế GTGT tương ứng Số chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 1388, 331…
Có TK 515: Ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính
Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,… được hạch toán tương tự các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Riêng đối với giá vốn hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 6112, 111, 112, 1381…
Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định hàng đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển giá trị hàng còn lại, chưa tiêu thụ:
Nợ TK 151, 156, 157: Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ Có TK 6112:
Xác định trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng tiêu thụ
Phần 2: Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu
Khoáng sản MINERXPORT