Công ty XYZ

Một phần của tài liệu 101 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tại sản cố định trong kiểm toán BCTC do Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính, Kế toán và Kiểm toán thực hiện (Trang 47 - 110)

hàng năm.

2.2.2. Chuẩn bị kiểm toán 2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Công việc này nhằm giúp các kiểm toán viên có những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung về cuộc kiểm toán do cấp lãnh đạo Công ty chỉ đạo dựa trên những hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Nội dung chủ yếu của kế hoạch kiểm toán bao gồm:

+ Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán ;

+ Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; + Đánh giá rủi ro;

+ Xác định mức trọng yếu;

+ Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ; + Yêu cầu về nhân sự;

+ Các vấn đề khác.

Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán

Đối với những khách hàng năm đầu tiên, KTV tiến hành thu thập toàn bộ những thông tin về khách hàng lưu trữ trong “Hồ sơ thường niên” tại Công ty. Còn đối với

những khách hàng thường xuyên, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán.

Công ty ABC

ABC là khách hàng được kiểm toán lần đầu, do vậy việc thu thập các thông tin về khách hàng được tiến hành đầy đủ từ: điều kiện thành lập, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu vốn góp, cơ cấu tổ chức…Các KTV sẽ thông qua với Ban Giám đốc Công ty khách để qua đó tiếp cận với các phòng ban liên quan nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về:

• Điều kiện thành lập

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ngày 25 tháng 4 năm 1997 Tổng Công ty DEF đã ra quyết đinh 254 DVN/TCCB - LĐ thành lập Công ty ABC. Theo đó ngày 31 tháng 4 năm 1997 Công ty ABC là đơn vị hạch toán độc lập trực thuốc Tổng Công ty DEF đã ra đời theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 316384 của sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.

• Lĩnh vực và tình hình kinh doanh

ABC hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện, sửa chữa thí nghiệm điện, kiểm định công tơ, xây dựng các công trình điện, lắp đặt thiết bị điện…Ngoài ra, trong hơn 1 năm trở lại đây, đơn vị thực hiện thêm hoạt động thêm dịch vụ làm đại lý kinh doanh viễn thông cho Tổng Công ty ENV.

Do đặc thù ngành kinh doanh điện của đơn vị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung từ thủy điện nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết làm hạn chế hoạt động, đặc biệt là vào mùa khô.

• Cơ cấu vốn góp

ABC là doanh nghiệp nhà nước được tổng Công ty DEF cấp 100% vốn, với tổng nguồn vốn là 200.000.000.000 đồng.

• Cơ cấu tổ chức

Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được Tổng Công ty DEF giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác.

Công ty về mọi hoạt động SXKD. Dưới Giám đốc có các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Ban Giám đốc và trước pháp luật. Hiện tại, Công ty ABC có 7 phòng chức năng và 4 phân xưởng sản xuất với tổng số cán bộ, nhân viên là 756 người trong đó 82 người là nhân viên quản lý.

Các thành viên của Ban Giám đốc của Công ty trong năm 2007 và tại thời điểm lập báo cáo này gồm có:

Công ty XYZ

XYZ là khách hàng đã được AASC kiểm toán từ năm 2005 đến nay, do đó KTV chỉ cần thu thập bổ sung những thay trong năm tài chính được kiểm toán để bổ sung vào hồ sơ kiểm toán. Các thông tin chung cũng được thực hiện thu thập tương tự với Công ty ABC về các mặt sau:

• Điều kiện thành lập

Công ty XYZ tiền thân là doanh nghiệp thương mại nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, ngày 21 tháng 12 năm 2003 theo quyết định số 1234/QĐ-BTM, XYZ được chuyển đổi thành Công ty cổ phần.

• Lĩnh vực và tình hình hoạt động

Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại kinh doanh các mặt hàng như: Kinh doanh thuốc lá, thu mua xuất khẩu nông sản, nhập khẩu theo đơn đặt hàng, cho thuê kho bãi…

Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây rất tốt do sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế. Đặc biệt trong hoạt động cho thuê kho bãi đã mang lại cho Công ty nguồn thu nhập đáng kể. Các hoạt động xuất nhập khẩu đều xác định đầu ra từ trước nên rất ít rủi ro, tuy nhiên chính điều này đã làm hạn chế hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông Nguyễn Trường Lưu Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 27/10/2005) Ông Phạm Anh Đức Phó Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 28/01/2000) Ông Trần Văn Huy Phó Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 30/06/2002) Ông Nguyễn Thị Hải Phó Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 08/03/2004)

của Công ty.

• Hình thức góp vốn của Công ty

Vốn kinh doanh của Công ty là 12.000.000.000 tỷ VNĐ, Trong đó tình hình góp vốn của các bên thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu góp vốn của Công ty XYZ Hình thức góp vốn Tỷ trọng VNĐ

Công nhân viên Tiền mặt 30% 4.000.000.000

Nhà nước Cơ sở vật chất,tiền 20% 2.400.000.000

Đối tác chiến lược Tiền mặt, thiết bị 30% 4.000.000.000

Cổ đông thường Tiền mặt 20% 2.400.000.000

Tổng cộng 100% 12.000.000.000

Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

• Bộ máy kế toán và các chính sách kế toán chủ yếu Công ty ABC

Bộ máy kế toán Công ty ABC được bố trí trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Mỗi bộ phận phụ trách về một hay một số công việc cụ thể trong tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Cơ cấu nhân sự Phòng Tài vụ của đơn vị gồm 1 trưởng phòng(ông Nguyễn Văn Phúc - Kế toán trưởng 5 năm kinh nghiệm) 1 phó phòng và 7 nhân viên kế toán.

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)

Phần mềm kế toán: Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Bravo để hỗ trợ hoạt động của mình.

Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ:

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Cũng giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh kế TSCĐ của Công ty tuân thủ các quy định chung của Nhà nước theo đó tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính, trích lập theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, một số TSCĐ của Công ty được Bộ Tài chính cho phép trích lập khấu hao phù hợp với hoạt động của ngành điện. Theo đó các TSCĐ hữu hình được trích khấu hao như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 25 năm

Máy móc thiết bị 8 – 12 năm

Thiết bị quản lý 3 – 5 năm

Phương tiện truyền dẫn 10 – 30 năm

Tài sản khác 4 – 10 năm

TSCĐ vô hình được trích khấu hao từ 5 – 40 năm. Công ty XYZ

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)

Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ.

công việc kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ:

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính, trích lập theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Theo đó các TSCĐ được trích khấu hao như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 25 năm

Máy móc thiết bị 3 – 5 năm

Phương tiện vận tải 6 năm

Thiết bị văn phòng 4 năm

TSCĐ vô hình được trích khấu hao từ 4 – 40 năm. • Hệ thống kiểm soát nội bộ

Để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, KTV thu thập các thông tin về khách hàng liên quan đến hệ thống KSNB theo mẫu bảng câu hỏi. Đối với những khách hàng thường xuyên, các KTV thu thập bổ sung các vấn đề mới phát sinh trong năm tài chính được kiểm toán. Từ đó, KTV sẽ đánh giá mức độ hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống KSNB. Dưới đây là mẫu bảng câu hỏi hệ thống KSNB của Công ty ABC:

Bảng 2.3: Đánh giá Hệ thống KSNB tại Công ty ABC Đánh giá Hệ thống KSNB

Khách hàng: Công ty ABC Kết luận: Hệ thống KSNB

Câu hỏi Có Không Không áp dụng 1. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm

người không trung thực không?

X

2. KTV có nghi ngờ về tính liêm chính của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị?

X

3. Việc phân công công việc cho nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên?

……

X

Hệ thống KSNB được các KTV đánh giá theo 3 mức độ khá, trung bình và yếu. Hệ thống KSNB được đánh giá là yếu trong trường hợp không có đầy đủ các thủ tục kiểm soát cần thiết hoặc không hiệu quả. Hệ thống kiểm soát được đánh giá là khá trong trường hợp có đầy đủ các thủ tục kiểm soát và hoạt động tương đối hiệu quả. Còn trong trường hợp còn lại, nếu thiếu thủ tục kiểm soát hay thủ tục kiểm soát hoạt động không thường xuyên thì các KTV sẽ đánh giá hệ thống KSNB ở mức trung bình.

Do đó, từ những thông tin thu thập được kiểm toán đánh giá môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của cả hai Công ty có mức độ tin cậy trung bình. Do việc phân công công việc cho nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên.

Đánh giá rủi ro

• Đánh giá rủi ro cho toàn bộ BCTC + Rủi ro tiềm tàng

Từ những thông tin thu thập được trong phần tìm hiểu khách hàng KTV sẽ hoàn thiện các thông tin vào bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng sau:

Bảng 2.4: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ

Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Khách hàng: Công ty XYZ

1. Cơ cấu tổ chức của khách hàng như thế nào?

Được tổ chức tốt

2. Năng lực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc?

Các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có năng lực tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành kinh doanh thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trình độ của kế toán trưởng và nhân viên kế toán?

Kế toán trưởng tốt nghiệp Đại học ngành kế toán, có nhiều nhân viên mới chưa có kinh nghiệm

4. Ý kiến của KTV trong Báo cáo kiểm toán năm trước?

Ý kiến chấp nhận ….

Kết luận: Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC là trung bình

Rủi ro tiềm tàng cũng được các KTV của AASC đánh giá theo 3 mức thấp, trung bình và cao. Do rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các KTV thường đánh giá cùng thời điểm.

Đối với Công ty XYZ, do có nhiều nhân viên mới chưa có kinh nghiệm nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC là trung bình.

Đối với Công ty ABC, KTV cũng lập bảng câu hỏi tương tự, do được kiểm toán lần đầu và nhân viên kế toán tại ABC có trình độ trung cấp và tại chức nhiều nên mức độ rủi ro tiềm tàng được KTV thận trọng đánh giá ở mức trung bình.

+ Rủi ro kiểm soát

Rủi ro kiểm soát được đánh giá dựa trên độ tin cậy của hệ thống KSNB của khách hàng. Tương ứng với các mức khá, trung bình, yếu của hệ thống KSNB là các mức tốt, trung bình và thấp của rủi ro kiểm.Theo các thông tin thu thập từ hai khách hàng về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mức độ rủi ro kiểm soát của hai Công ty được đánh giá ở mức độ trung bình.

Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, dựa vào mô hình đánh giá rủi ro phát hiện, các KTV sẽ dễ dàng ước tính mức độ rủi ro phát hiện ban đầu cho toàn bộ BCTC.

Cơ sở mô hình đánh giá rủi ro phát hiện tại Công ty tuân theo mô hình sau:

AR = IR × CR × DR

Trong đó:

AR: là rủi ro kiểm toán IR: là rủi ro tiềm tàng CR: là rủi ro kiểm soát DR: là rủi ro phát hiện

Từ mô hình trên ta có công thức tính rủi ro phát hiện như sau:

DR =

CR IR

AR

×

Từ công thức trên AASC đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro phát hiện nhằm giúp KTV thực hiện cuộc kiểm toán thuận lợi hơn.

Bảng 2.5: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện

Đánh giá của KTV vể rủi ro kiểm soát

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của KTV vể rủi ro tiềm tàng

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

Từ mô hình trên ta thấy mức độ rủi ro phát hiện của hai Công ty ABC và XYZ là

trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Đánh giá rủi ro cho khoản mục TSCĐ Rủi ro tiềm tàng

Do giá trị TSCĐ của khách hàng ABC lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản nên rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục TSCĐ được đánh giá là cao. Đối với khách XYZ, là Công ty thương mại nên tỉ trọng TSCĐ không lớn, do vậy mức rủi ro tiềm tàng khoản mục TSCĐ là trung bình.

Rủi ro kiểm soát

Để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ, KTV sẽ sử dụng bảng câu hỏi KSNB về TSCĐ từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho khoản mục này. Từ đó, KTV xác định các thủ tục cần thực hiện để lập kế hoạch kiểm toán.

Bảng 2.6: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ

Bước công việc Công ty ABC

Không Không áp dụng

1. Có thực hiện kiểm kê TSCĐ theo đúng qui định

không? X

2. Có mang TSCĐ đi thế chấp để vay vốn không? X

3. Tất cả các TSCĐ có được ghi sổ theo giá gốc

hay không? X

4. Khách hàng có theo dõi riêng những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý không? X

5. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? X

6. Ngoài kế toán, có bộ phận nào theo dõi và quản

lý danh mục TSCĐ không? X

7. Khấu hao TSCĐ có được tính đúng theo các qui

định hiện hành không? X

8. Việc tính khấu hao TSCĐ có được nhất quán

với các năm trước không? X

9. Các thủ tục thanh lý TSCĐ có theo đúng qui

trình không? X

10. Khách hàng có mua các loại bảo hiểm cho các

TSCĐ cần bảo hiểm không? X

11. Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản

mục TSCĐ có đáng tin cậy không? X

Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của TSCĐ:

Công ty ABC

Tương tự như đánh giá hệ thống KSNB cho toàn bộ BCTC, việc đánh giá KSNB

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 101 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tại sản cố định trong kiểm toán BCTC do Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính, Kế toán và Kiểm toán thực hiện (Trang 47 - 110)