Tính và thanh toán các khoản trích theo lương:

Một phần của tài liệu 50 Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công ty TNHH Liên Doanh Công Nghiệp Thực Phẩm An Giang (Trang 47 - 52)

3. Hạch Toán Tổng Hợp Tiền Lương & Các Khoản Trích Theo Lương:

3.2.2 Tính và thanh toán các khoản trích theo lương:

Các khoản trích theo lương tại Công ty An Thái gồm có: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và Đảng phí (đối với các đối tượng là Đảng viên).

Việc trích lập các khoản BHXH, BHYT dựa vào lương căn bản. Mức lương nộp BHXH, BHYT được xác định trên hệ số cấp bậc ( cộng phụ cấp trách nhiệm nếu có) tiền lương của công nhân viên. Việc xác định mức lương đóng BHXH, BHYT được thực hiện như sau:

Mức lương nộp BHXH, BHYT = 290.000 × hệ số cấp bậc

Công ty tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn theo chế độ của Nhà nước ( theo thông tư số 103/TT _ LB ban hành 02/12/1995 và thông tư số 58TC/HCSN ban hành ngày 24/07/1995 ) như sau:

Trích BHXH 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Trong đó doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí 15%, người lao động chịu trừ vào lương 5%.

Trích BHYT 3% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Trong đó trích 2% doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí, 1% trừ vào lương của công nhân viên.

Hàng tháng, kế toán tiền lương phải tính và lên mức lương trích BHXH, BHYT, đồng thời mỗi quý kế toán tiền lương của Công ty phải lên danh sách lao động nộp bảo hiểm xã hội trong từng tháng của quý.

Vào cuối quý, phòng kế toán có nhiệm vụ tính số nộp BHXH, BHYT. Sau đó mang lên nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Đối với kinh phí công đoàn: mức trích 2% trên tổng thu nhập, do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khoản này được trích dựa trên lương thực tế trả trong tháng áp dụng cho toàn bộ công nhân viên Công ty ( gồm cả 2 kỳ: kỳ 1 + kỳ 2).

Và kinh phí công đoàn cũng được nộp cho cơ quan cấp trên vào cuối quý.

Sau đây là ví dụ thực tế về các khoản trích theo lương của nhân viên phòng kế toán, lấy số liệu tháng 6/2003 tại Công ty An Thái:

Cụ thể các khoản trích theo lương của kế toán trưởng - Thiều Thị Bích Vân là:

Mức trích BHXH một nhân viên:

290.000 × 4.32 × 20% = 250,560 đồng Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:

290,000 × 4.32 × 15% = 187,920 đồng Người lao động chịu trừ vào lương:

290,000 × 4.32 × 5% = 62,640 đồng

Mức trích BHYT một nhân viên:

290,000 × 4.32 × 3% = 37,584 đồng Trong đó: doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:

290,000 × 4.32 × 2% = 25,056 đồng Người lao động chịu trừ vào lương:

290,000 × 4.32 × 1% = 12.528 đồng

Mức trích KPCĐ một nhân viên: Doanh nghiệp chịu và đưa vào chi phí:

⇒ Cộng các khoản trích theo lương của nhân viên Thiều T. Bích Vân gồm BHXH, BHYT, KPCĐ và Đảng phí là:

62,640 + 12,528 = 75,168 đồng

Tương tự ta có các khoản trích theo lương của từng nhân viên trong phòng kế toán: LƯƠNG CĂN BẢN TÊN NHÂN VIÊN HS CẤP BẬC TIỀN LƯƠNG TRỪ 5% BHXH TRỪ 1% BHYT CỘNG CÁC KHOẢN TRÍCH Bích Vân 4.32 290,000 62,640 12,528 75,168 Hồng Mỹ 2.14 290,000 31,030 6,206 37,236 Mỹ Hoa 1.94 290,000 28,130 5,626 33,756 Ngọc Bích 1.82 290,000 26,390 5,278 31,668 Dg. Thị Sua 1.46 290,000 21,170 4,234 25,404 Thanh Điền 1.47 290,000 21,315 4,263 25,578 Thu Vân 1.46 290,000 21,170 4,234 25,404 Thái Hiền 1.40 290,000 20,300 4,060 24,360

Vậy tiền lương thực lĩnh của từng nhân viên trong Công ty được xác định như sau: Lương thực lĩnh = Lương kỳ 1 (lương theo NĐ 26/CP) + Lương kỳ 2 (lương theo sản phẩm) - Các khoản trích theo lương

Cụ thể, tiền lương thực lĩnh của Kế toán trưởng - Thiều T. Bích Vân là: 1,204,615 + 1,119,563 – 75,168 = 2,324,010 đồng

Tương tự ta có tiền lương thực lĩnh của từng nhân viên trong phòng Kế toán như sau: ĐVT: đồng HỌ VÀ TÊN LƯƠNG KỲ 1 (THEO NĐ 26/CP) LƯƠNG KỲ 2 ( THEO SP ) CÁC KHOẢN TRÍCH LƯƠNG THỰC LĨNH Thiều T. Bích Vân 1,204,615 1,119,563 75,168 2,324,010 Huỳnh T. Hồng Mỹ 596,731 537,390 37,236 1,096,885 Trần T. Mỹ Hoa 540,962 358,260 33,756 865,466 H. Thị Ngọc Bích 507,500 358,260 31,668 834,092 Dương Thị Sua 407,115 343,930 25,404 725,641 Ng. Thanh Điền 401,706 336,764 25,578 712,892 Ng. Thị Thu Vân 407,115 358,260 25,404 739,971 Ng. Thị Thái Hiền 418,269 343,930 24,360 737,839

Công ty trong tháng 6/2003 không có trích nộp thuế thu nhập cá nhân vì tiền lương (theo sản phẩm) của các nhân viên trong công ty dưới mức khoản nộp thuế thu nhập. Nếu có khoản nộp thuế thu nhập, Công ty trích trên tiền lương thực trả của các cá nhân trong tháng.

Thanh toán tin lương:

Khi thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên thì tiền lương thực lĩnh của CNV gồm 2 khoản: lương theo sản phẩm và lương theo NĐ 26/CP.

Thực tế công tác chi lương cho cán bộ công nhân viên mà Công ty tiến hành chi chia thành 2 kỳ:

Thanh toán lương kỳ 1: ngày 25 hàng tháng chi lương theo NĐ 26/CP. Cụ thể là: sau khi tiến hành tính toán lương cho từng cán bộ công nhân viên sẽ lên bảng tạm ứng kỳ 1, sau đó chuyển chứng từ cho kế toán thu chi để lập phiếu chi tạm ứng lương rồi chuyển sang thủ quỹ để tiến hành chi lương cho cán bộ công nhân viên.

Thanh toán lương kỳ 2: ngày 5 của tháng sau chi lương theo sản phẩm. Thanh toán lương kỳ 2 là khoản tiền lương còn lại của cán bộ công nhân viên sau khi đã khấu trừ các khoản trích, các khoản tạm ứng lương kỳ 1, các khoản cá nhân khác,… Đồng thời ngoài các khoản phụ cấp tiền lương thì

nhân viên nào có trợ cấp BHXH (ốm đau, thai sản… ) sẽ được chi trả ở kỳ này.

Kế toán phân b tin lương và các khon trích theo lương:

Sau khi tính toán và thanh toán lương cho công nhân viên, cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trong tháng vào các đối tượng chịu chi phí như sau:

Đối với chi phí quản lý (TK 642): theo quy định của Công ty thì lương và các khoản trích theo lương của các phòng ban sau đây được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp:

Ban Giám đốc.

Phòng tổ chức hành chính. Phòng kế toán.

Đối với chi phí bán hàng (TK 641): theo quy định của Công ty thì lương và các khoản trích theo lương của các phòng ban sau đây được tính vào chi phí bán hàng:

Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Phòng kinh doanh.

Cửa hàng trưng bày Chi nhánh TP HCM

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất (TK 622): tài khoản này tập hợp lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của tất cả công nhân trực tiếp sản xuất tại các tổ như: tổ nồi hơi, tổ thành phẩm ca A, tổ thành phẩm ca B, tổ gia vị và phòng kỹ thuật cơ điện.

Đối với chi phí sản xuất chung (TK 627): bao gồm lương quản lý các phân xưởng sản xuất, BHXH, BHYT, KPCĐđược tập hợp vào tài khoản này.

⇒ Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động và tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Một phần của tài liệu 50 Phân Tích Kế Toán Tiền Lương Tại Công ty TNHH Liên Doanh Công Nghiệp Thực Phẩm An Giang (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)