MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

Một phần của tài liệu 45 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng và thuỷ tinh Hà Nội (Trang 44 - 52)

GIÁ THÀNH SẢN PHẨ MỞ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘ

3.2.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ ĐẦU PHẦN TƯ XÂY DỰNG VÀ THUỶ TINH HÀ NỘI.

Quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thuỷ Tinh Hà Nội em thấy rằng: nhìn chung công tác này đã được tiến hành theo đúng trình tự hạch toán của luật kế toán, chuẩn mực kế toán đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản xuất sản phẩm. Đây là một trong những mặt tích cực của Công ty. Tuy nhiên bên

cạnh những ưu điểm trên việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn một số tồn tại nhỏ cần tiếp tục hoàn thiện:

Kiến nghị 1:

Theo dõi chặt chẽ mãnh thuỷ tinh thu hồi liên quan đến chi phí nguyên vật liệu.

Trong quá trình sản xuất việc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất trong đó có tỉ lệ mảnh thuỷ tinh thu hồi (sản phẩm hỏng sau khi gia công ở phân xưởng 1 đưa sang phân xưởng 2 và sản phẩm sau khi gia công ở phân xưởng 2 đem đi nhập kho) đưa vào nấu lại với tỉ lệ tối đa cho phép đưa kèm với phối liệu là 30%. Khi số lượng mảnh thuỷ tinh nhiều thì nguyên vật liệu xuất ra cho sản xuất sẽ ít đi và chi phí sản xuất cũng giảm đi. Vì trong thực tế tuỳ theo từng lượng mảnh thu hồi được nhiều ít khác nhau mà số mảnh được đưa khác nhau.

Nếu thuỷ tinh có bọt, khuyết tật thì sản phẩm loại ra làm mảnh nhiều hơn. còn mảnh được thu hồi do các pháo ( phần miệng của cốc, chai, lọ …) do tổ cắt đã cắt ra, phần do tổ đốt vỡ được thu hồi làm mảnh mang nấu lại đã được kế toán theo dõi chặt chẽ và thu hồi nhằm vào việc tái sản phẩm. Nói chung là số mảnh thuỷ tinh này đã được sử dụng triệt để nhưng do giá trị thấp nên kế toán đã không hạch toán giá trị của nó một cách độc lập như các nguyên vật liệu khác vào giá thành sản phẩm.

Xem bảng tổng hợp nguyên vật liệu đưa vào sản xuất (Tháng 11/2007) thì giá trị mảnh thuỷ tinh thu hồi bằng 0. Vậy các hạch toán này chưa chính xác và không khoa học.

Khi thu hồi mảnh thuỷ tinh về cuối tháng tổng hợp kế toán ghi theo quy định kế hoạch:

Nợ TK 152 : 1.072.981 Có TK 154 : 1.072.981

Khi xuất mảnh thuỷ tinh ra nấu kèm với phối liệu cũng coi như xuất nguyên liệu cho sản xuất , kế toán ghi:

Nợ TK 621 : 1.072.981 Có TK 152 : 1.072.981

Trên cơ sở đó mới phản ánh chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Kiến nghị 2:

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ đã cố gắng kết hợp việc ghi sổ theo thư tự thời gian theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi sổ hằng ngày với việc tổng hợp báo cáo kế toán. Tuy nhiên hệ thống sổ sách này còn chưa đồng bộ, nhất quán. Công ty vừa sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, vừa sử dụng hình thức Nhật ký chung ( các sổ chi tiết TK621, TK622, TK627, TK154 và các bảng tổng hợp phát sinh khác).

Theo em Công ty nên áp dụng thống nhất một hình thức kế toán chung và kế toán Nhật ký chứng từ để thuận lợi cho việc theo dõi số liệu trên sổ sách ghi chép. Vậy các sổ chi tiết của TK 154 kế toán nên mở chi tiết riêng cho từng phân xưởng theo mẫu sau:

`Kiến nghị 3:

Tổ chức sản xuất, khi thay đổi mẫu mã sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới thì Công ty phải đi mua hoặc đặt khuôn mới. bộ khuôn này thường có giá trị không lớn lắm (3 – 5 triệu ) nhưng nó phát huy tác dụng lâu dài trong quá trình sản xuất. Trên thực tế Công ty phân bổ 1 lần vào kỳ hạch toán cụ thể khi xuất khuôn dùng kế toán ghi:

Có TK 153 : 4.809.500

Như vậy giá thành sản phẩm trong kỳ sẽ tăng lên, những kỳ sau sẽ giảm xuống. Việc hạch toán chi phí chưa hợp lý, chưa chính xác, không đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ của kế toán chi phí.

Để hạch toán chi phí giá thành được chính xác thì chúng ta phải phân bổ giá trị của khuân xuất cho nhiều kỳ sản xuất.

Nợ TK 142 : 4.809.500

Có TK 153 : 4.809.500 Giả sử công cụ được phân bổ làm 2 kỳ

Giá trị 1 lần phân bổ: 4.809.500 :2 = 2.404.750 Nợ TK 627 : 2.404.750

Có TK 142 : 2.404.750

Kiến nghị 4:

Tổ chức chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng

Thiệt hại trong sản xuất là hiện tượng thường xảy ra có thể do chủ quan của con người hay do khách quan, do đặc thù của ngành sản xuất thuỷ tinh thì những thiệt hại này thường xuyên xảy ra.

Thiệt hại về sản phẩm hỏng của Công ty đó là những sản phẩm sau sau thổi (sản phẩm hợp cách ) bị vỡ, sản phẩm sau cắt, sản phẩm sau đốt bị vỡ. những sản phẩm hỏng này được Công ty đưa vào giá thành tỉ lệ là 1,12%. Và trên thực tế những sản phẩm hỏng do bị đổ vỡ này thường nằm trong định mức. Nhưng còn một khoản thiệt hại khác tại Công ty là những nồi thuỷ tinh nấu bị hỏng. Những nồi thuỷ tinh nấu bị hỏng này có thể do tay nghề của người thợ, do ý thức trách nhiệm hoặc do những nguyên nhân khách quan: than không được tốt, tỉ lệ phối liệu chưa hợp lý hay chất lượng của các hoá chất đưa vào nấu chưa đạt yêu cầu. Việc xác định nguyên nhân thiệt hại không

phải bao giờ cũng được tiến hành ngay mà cần có thời gian mà công việc hạch toán thì lại phải tiến hành ngay, Và việc hạch toán khoản thiệt hại này vào một tài khoản nào đó là cần thiết.

Với loại chi phí có nội dung phức tạp này không thể đưa vào tài khoản 154 là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. hạch toán vào TK627 cũng không phù hợp vì đây không phải là chi phí sản xuất chung. Còn nếu đưa vào TK142 thì cũng không đúng vì sản phẩm hỏng phát sinh ở kỳ này nên không được đưa vào kỳ sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, những khoản thiệt hại trong sản xuất dù tính vào giá thành thiệt hại sản phẩm hay bắt bồi thường thì cũng cần được phản ánh toàn bộ tình hình thiệt hại, có như vậy lãnh đạo mới có thể đánh gía đúng bản chất của sự thiệt hại để có thể khắc phục, giảm nhiều nhất mức thiệt hại trong tương lai. đồng thời để nhận diện ngay được loại chi phí này từ khi nó mới phát sinh, đảm bảo cho công việc tính giá thành sản phẩm. Và đây cũng là yêu cầu cần thiết khách quan, như vậy công tác kế toán mới thực sự rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra.

Kiến nghị 5:

Hiện nay Công ty trích 2% KPCĐ cho quỹ công đoàn của Công ty theo lương cơ bản, như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán. Để mở rộng quỹ của công đoàn, tăng cường, khuyến hích các hoạt động của cán bộ công nhân viên thì Công ty nên trích 2% KPCĐ theo đúng chế độ kế toán Nhà nước quy định, tức là theo lương thực tế.

Kiến nghị 6:

Kế toán dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho.

Hiện nay Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm thuỷ tinh trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm nhập ngoại của Pháp, Nhật,… Để có

nguồn vốn bù đắp những tỗn thất có thể xãy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo tồn vốn kinh doanh của Công ty.

Nguyên tắc cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Số dự phòng cần trích lập cho năm N + 1 = Số lượng HTK ngày 31/12/N

x (SL HTK ngày 31/12/N – Đơn giá gốc HTK)

Việc lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá được tính riêng cho từng mặt hàng, được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính năm, chỉ lập dự phòng cho vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của Công ty.

KẾT LUẬN

Tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp canh tranh. Do vậy việc tìm ra một phương pháp quản lý tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp.

Với những kiến thức thu nhận được từ Thầy Cô, cùng với sự giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn. Trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội, em đã tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Em đã hoàn thành chuyên đề này. Với mong muốn góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, em đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất chủ quan của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty hơn.

Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành chuyên đề này với đúng nội dung kết cấu. Song với lượng thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của Quý Thầy Cô, bạn bè nhằm hoàn thiện bài luận văn và bổ sung kiếm thức còn hạn chế của mình.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô Thủy, cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng kế toán tài vụ cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thủy tinh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu 45 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng và thuỷ tinh Hà Nội (Trang 44 - 52)