1. Kết quả doanh nghiệp đãđạt được.
Qua kết quả tính toán trên cho thấy toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại BMV đã có hướng đi đúng, doanh số bán hàng (xuất nhập khẩu) của năm sau tăng hơn năm trước đảm bảo thu nộp ngân sách nhà nước làm nghĩa vụ thuế, đảm bảo ổn định lương và quỹ phúc lợi cho Cán bộ công nhân viên. Do cạnh tranh quyết liệt trên thương trường một số mặt hàng phải điều chỉnh giá hoặc theo thời vụ như lương thực v. v.. Nhưng doanh nghiệp đãđiều chỉnh kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.
Nhận xét: Về các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh và công tác quản trị
doanh nghiệp của Công ty (biểu 11):
Trong nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước như hiện nay ở nước ta, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra làđể tiêu thụ, khi sản xuất phát triển, hàng hoá dồi dào yêu cầu các nhà quản trịđầu tư suy nghĩ nhằm tìm giải pháp tối ưư trong việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá , tiếp cận thị trường để mở rộng thị trường truyền thống lẫn thị trường tiềm năng tranh thủ lôi kéo khách hàng nâng cao khối lượng hàng hoá bán ra,
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, hầu đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Biểu số 11: Bảng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003 - 2005 thông qua một số chỉ tiêu. Đơn vị: VNĐ. Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 04/03 So sánh 05/04 Chênh lệch % Chênh lệch % 1.Doanh thu 74.355.245.998 82.611.395.628 95.131.951.483 8.256.149.630 11,10 12.520.555.85 5 15,16 2.Tổng chi phí 3.245.145.258 2.041.801.674 1.714.633.380 -1.203.343.584 -37,08 -327.168.294 -16,02
3. Lợi nhuận trước thuế 3.745.256.398 4.889.780.188 5.847.612.525 1.144.523.790 30,56 957.832.337 19,59
4. Tổng cán bộ công nhân viên 40 45 53 5 12,5 8 18
5. Tổng chi phí/Tổng doanh thu (2)/(1) 0,043643797 0,024715739 0,018023738
-
0,01892805817 -43,37 -0,006692001 -27,08
6. Lợi nhuận trước thuế/Tổng doanh
thu(3)/(1) 0,050369767 0,059190141 0,061468439
0,0088203746
4 17,51 0,002278297 3,85
7. Lợi nhuận trước thuế/Tổng chi phí(3)/(2) 1,154110556 2,394836017 3,410415657
1,2407254607
8 107,50 1,01557964 42,41
8. Tổng CBCNV/Lợi nhuận trước thuế(4)/
(3) 0,000000011 0,000000009 0,000000009
-
2. Tồn tại và khó khăn:
Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đãđạt được vẫn còn một số tồn tại về cả mặt chủ quan lẫn khách quan đem lại.
♦ Về nguyên nhân chủ quan: Công ty chưa chủđộng đàm phán trực tiếp để nhập khẩu hàng với giá cả hợp lý, hầu hết Công ty phải mua lại của các công ty thương mại cả trong và ngoài nước dẫn đến giá thành cao.
♦ Các chi phí vận chuyển, sản xuất chế biến còn ở mức cao ví dụ như tiêu thụ xăng, dầu, điện nước... cho máy móc chế biến lâm sản, các chi phí văn phòng còn quá lớn và sử dụng lãng phí; Đặc biệt là tỉ lệ phế liệu còn cao vàđể thất thoát khá lớn.
♦ Chưa xây dựng được mức tồn kho hợp lý dẫn đến hàng hoáđể ngoài trời không che đậy tốt dẫn đến mục hỏng đồng thời nhiều lúc tồn kho lên cao do vậy phải điều chỉnh sản lượng sản xuất và dừng sản xuất, chưa bố tríđiều tiết khối lượng nguyên liệu thô nhập về theo đúng lịch dẫn đến tình trạng các lô hàng về không đúng với kế hoạch sản xuất.
♦ Công ty chưa xây dựng được đội ngũ Marketing giỏi cả về năng lực lẫn khả năng đàm phán với khách hàng. Hiện nay, công ty chưa có hệ thống đại lý bán hàng nên sản phẩm của công ty mới chỉ bán theo hai hình thức là thanh toán trả ngay bằng chuyển khoản, giá cả của Công ty chưa chủđộng điều tiết được hay bịđộng bởi các đối thủ cạnh tranh khác.
♦ Hoạt động tiếp thị của công ty chưa đủ mạnh, chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường chứ chưa có chính sách hỗ trợ hữu hiệu
♦ Nguyên nhân khách quan: Do cơ chế chính sách của Nhà nước dẫn đến việc Công ty thường hết sức bịđộng vào các chính sách như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu....
♦Khách hàng chưa tuyên truyền được mặt hàng chất lượng và tên tuổi của Công ty.
♦ Các đối tác cung cấp hàng không ổn định. Phần lớn hàng của Công ty là nhập khẩu, do sự thay đổi chếđộ chính trị của các nước như Trung Quốc, Nga tăng thuế xuất khẩu, Thổ Nhĩ Kỳảnh hưởng động đất...làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường đầu vào của Công ty, gây lên đẩy giá thành sản xuất tăng cao.
Vì vậy, để không ngừng phát huy những yếu tố thuận lợi trong quá trình kinh doanh mà không ngừng khắc phục những hạn chế khó khăn đòi hỏi cán bộ CNV trong toàn công ty phải không ngừng phấn đấu đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. Định hướng đề tài luận văn.
Chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá sang nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, nền kinh tế của đất nước đã có biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ. Các doanh nghiệp được Nhà Nước giao quyền chủđộng trong hoạt động tổ chức và sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào hiệu quả của sản xuất kinh doanh, cóđủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để có thể cạnh tranh được trên thương trường, các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh, khai thác hiệu quảđến từng đồng vốn của doanh nghiệp.
Vì vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là: Làm thế nào đểđẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp? Để trả lời chính xác và xác đáng cho câu hỏi này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở vững chắc về lý luận cơ bản để tiêu thụ sản phẩm, tình hình thực tiễn của doanh nghiệp, của thị trường, của đối thủ cạnh tranh… từđó tìm ra lời giải đáp tốt nhất cho câu hỏi này. Vậy vấn đềđặt ra là doanh nghiệp phải tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Từ thực tế trên, qua việc thực tập nghiên cứu tại Công ty Thương mại BMV, em chọn đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thương mại BMV” cho luận văn sắp tới của mình.