động kinh doanh của Công ty. Việc tính đúng, tính đủ giá thành đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý, giám sát và có những điều chỉnh kịp thời khi có biến động.
Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện của mình là các sản phẩm thuốc lá.
Về phương pháp tính, do bị giới hạn bởi quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm đa dạng và đối tượng hạch toán chi phí là phân xưởng sản xuất nên Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp kết hợp với tổng cộng chi phí để tính giá thành cho từng sản phẩm thuốc lá.
Bên cạnh đó, do yêu cầu của công tác quản trị sản xuất, Công ty cũng quy định kì tính giá thành là theo tháng. Theo đó, từ ngày 1 đến ngày 10 mỗi tháng, kế toán chuyên trách có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và tính giá thành của tất cả các sản phẩm thuốc lá của Công ty. Việc xác định kì tính giá thành trong tháng giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và tính toán chính xác kết quả hoạt động trong kì.
2.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.4.3.1. Các chứng từ sử dụng trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. giá thành.
Trong công tác hạch toán chi phí, kế toán chi phí sử dụng các chứng từ kế toán sau để làm căn cứ ghi nhận chi phí thực tế phát sinh:
- Hoá đơn mua NVL.
- Phiếu nhập kho, xuất kho. - Bảng thanh toán lương, thưởng. - Phiếu thu, phiếu chi.
- Các bảng phân bổ: Bảng kê và phân bổ NVL, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ ...
2.4.3.2. Các tài khoản sử dụng trong quá trình tập hợp chi phívà tính giá thành. giá thành.
Để hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, Công ty Thuốc lá Thăng Long sử dụng các tài khoản sau:
- TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” với 3 tài khoản cấp 2 là: + TK 6211 “Chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm công nghiệp” + TK 6213 “Chi phí sản xuất gia công, chế biến”
+ TK 6214 “Chi phí nguyên vật liệu kinh doanh dịch vụ, lao vụ khác” - TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 6221 “Tiền lương công nhân sản xuất ” + TK 6222 “KPCĐ công nhân sản xuất” + TK 6223 “BHXH công nhân sản xuất” + TK 6224 “BHYT công nhân sản xuất”
+ TK 6225 “Tiền ăn ca của công nhân sản xuất” + TK 6228 “Các khoản khác”
- TK 627 “Chi phí sản xuất chung được chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2: + TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”
+ TK 6272 “Chi phí vật liệu”
+ TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” + TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK 6275 “Chi phí thiệt hại sản xuất” + TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua nngoài” + TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”
Từ 7 tài khoản cấp 2 trên, Công ty chi tiết hoá thành các tài khoản cấp 3 (Chi tiết xin xem phụ lục 2).
Ba tài khoản trên sau khi được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và 3 như trên tiếp tục được chi tiết theo mã số các phân xưởng sản xuất và hoạt động xuất khẩu. Hệ thống mã số được Công ty quy định như sau:
A: PX Sợi D: PX Cơ điện
B: PX Bao mềm S: Xuất khẩu 10 điếu C: PX Bao cứng X: Xuất khẩu 20 điếu
Ngoài ra, đối với những nguyên liệu, phụ liệu xuất dùng cho 1 loại sản phẩm duy nhất còn được hạch toán chi tiết theo sản phẩm nhờ hệ thống mã số sản phẩm được quy định thống nhất cho toàn Công ty.
toán chi phí vừa nắm bắt được chi phí theo nơi phát sinh (thể hiện qua mã số PX) vừa biết được các yếu tố hình thành chi phí như tiền lương, thưởng, tiền ăn ca,...(thể hiên qua tên của các tài khoản cấp 2), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí.
- TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. - TK 155 “ Thành phẩm”.