Sơ đồ cấu tạo của máy Jét do Đài Loan chế tạo.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH HÓA HỌC VẢI DỆT KIM (Trang 40 - 42)

- Chất tẩy trắng: Để tạo cho vải có độ trắng cần thiết, trong quá trình

Sơ đồ cấu tạo của máy Jét do Đài Loan chế tạo.

1– Thân máy 7 – Dây vải 13 – Van cấp khí nén. 2 – Cửa vào máy 8 – Bình gia nhiệt. 14 – Van chảy tràn 3 – Guồng dẫn vải 9 – Bộ phận lọc 15 – Van chỉnh dòng 4 – Họng Jét 10 – Bơm chính 16 – Van xả dịch thải 5 – Ống dẫn vải 11 – Bình pha hoá chất 17 – Van chỉnh áp 6 – Sàn chứa vải (đáy giả) 12 – Bơm cấp dung dịch18 – Van an toàn

2.4.3 - Nguyên lý làm việc của máy Jét Đài Loan.

Khi mắc vào máy vải được xử lý ở dạng dây và được khâu thành vòng tròn, các dây vải được mắc tách riêng nhau, khi máy hoạt động thì chúng liên tục chuyển động, dung dịch được bơm từ thân máy qua màng lọc và thiết bị gia nhiệt phun mạnh vào miệng Jét, đẩy dây vải chuyển động trong ống bằng dòng thuỷ lực có áp suất cao. Trong mỗi vòng chuyển động, khi ra khỏi ống dẫn dây vải đi vào vùng giảm áp, bùng ra và thay đổi nếp gấp. Nhờ vậy mà các loại vải tổng hợp và vải pha khi xử lý ở nhiệt độ cao không bị nhăn. Các

loại máy này thường được trang bị kèm theo hệ thống pha chế và cấp dung dịch, hệ thống điều khiển tự động theo chương trình bằng máy tính.

2.5 - Công nghệ hoàn tất.

Vải sau khi nấu tẩy và nhuộm sẽ được xử lý hoàn tất. Mục đích chính của hoàn tất là bổ sung một số đặc tính cho sử dụng cuối cùng của vải; cải thiện một số tính chất quý vốn có của vải hoặc hiệu chỉnh một số các tính chất xấu xảy ra sau công đoạn xử lý trước và sau nhuộm màu. Quá trình xử lý hoàn tất được chia làm 2 loại:

- Các quá trình hoàn tất hóa học: xử lý bằng các hóa chất đặc biệt để biến đổi các đặc tính vốn có của vải.

- Các quá trình hoàn tất cơ học: xử lý bằng các tác động vật lý của thiết bị lên vải.

Quá trình hoàn tất vải dệt kim từ sợi Pe/Co gồm các công đoạn sau: Sau khi nấu tẩy và nhuộm thì vải được: Vắt → Mở khổ → Xẻ khổ → Văng sấy định hình (kết hợp với hồ mềm) → Cán nỉ → Kiểm tra và bao gói.

Đặc điểm cảu các khâu xử lý hoàn tất này như sau:

2.5.1 - Vắt (tách nước).

Sau các quá trình xử lý ướt (nấu tẩy, giặt, nhuộm…) trên vải dệt kim ướt còn chứa 200÷250% nước ẩm so với khối lượng vải khô. Lượng nước này nhiều hay ít phụ thuộc vào vải dệt từ xơ thiên nhiên hay xơ tổng hợp hoặc vải pha. Vắt ly tâm nhằm mục đích đưa hàm ẩm của vải về hàm ẩm quy định. Đối với vải Pe/Co, hàm ẩm sau vắt khoảng 35%. Vải sau khi vắt sẽ giúp cho các quá trình công nghệ tiếp theo được thuận lợi hơn, giúp cho quá trình ngấm hồ hoàn tất ở máy văng đạt mức ép của vải khoảng 85÷90% theo yêu cầu công nghệ.

* Thiết bị: chọn máy vắt ly tâm ký hiệu ES của hãng Pozzi (Italia). Đây

là loại máy vắt ly tâm kiểu treo và cho phép vắt kiệt đến mức ép khoảng 60÷70%.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH HÓA HỌC VẢI DỆT KIM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w