IV. THIẾT BỊ SẤY PHUN 1 GIỚI THIỆU
1. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG Cơ sở để xác định địa điểm xây dựng
1.1. Cơ sở để xác định địa điểm xây dựng
Xác định mục đầu tư
Các tài liệu qui hoạch lãnh thổ, vùng kinh tế, bản đồ qui hoạch các khu công nghiệp tập trung của thành phố.
Các dữ liệu điều tra cơ bản gồm Các tài liệu tự nhiên
SVTH: VÕ MẠNH HOANH GVHD: PHAN ĐÌNH TUẤN
Tài liệu kỹ thuật thi công xây dựng Khí hậu xây dựng
Tài liệu kinh tế kĩ thuật
Tài liệu kiến trúc đo thị văn hóa xã hội
1.2. Các yêu cầu đối với dịa điểm xây dựng
Các yêu cầu đối với địa điểm xây dựng của nhà máy được chia thành 2 loại:
1.2.1. Các yêu cầu chung
Về qui hoạch: Địa diểm xây dựng được lựa chọn phải phù hợp với qui hoạch lãnh thổ, qui hoạch cụm kinh tế công nghiệp đã được các cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, Tạo điều kiện phát huy tối đa công suất của nhà máy với các nhà lân cận.
Về các điều kiện tổ chức sản xuất: Địa điểm xây dựng cần thõa mãn các điều kiện sau: phải gắn với vùng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, và gắn với nơi tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, gắn các nguồn cung cấp năng lượng, nhiên liệu như điện, nước như vậy sẽ hạn chế tối đa các chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhà máy.
Điều kiện hạ tầng kĩ thuật: Địa điểm xây dựng phải đảm bảo được sự hoạt động liên tục của nhà máy, do vậy cần phải chú ý các yếu tố sau
Phù hợp và vận dụng tối đa hệ thống giao thông quốc gia bao gồm: đường bộ, đường sắt , đường sông, đường biển kể cả đường không.
Phù hợp và vận dụng tối đa hệ thống mạng lưới cung cấp điện, thông tin liên lạc và các mạng lưới kĩ thuật.
Nếu ở địa phương chưa có sẵn các điều kiện hạ tầng kĩ thuật trên phải xét đến khả năng xây dựng hiện tại và tương lai có khả thi không.
Khả năng nguồn cung cấp vật liệu, vật tư xây dựng để giảm bớt chi phí giá thành đầu tư xây dựng của nhà máy, hạn chế tối đa vận chuyển vật tư từ xa đến.
Khả năng cung ứng nhân công trong quá trình xây dựng nhà máy sau này. Do vạy trong quá trình thiết kế cần xác định số công nhân của nhà máy và khả năng cung cấp công nhân ở địa phương khác.
1.2.2. Các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng
Về địa hình: Khu đất phải có kích thước và hình dạng thuận lợi cho việc xây dựng trước mắt cũng như việc mở rộng nhà máy trong tương lai. Kích thước, hình dạng và quy mô diện tích khu đất nếu không hợp lý sẽ gây khó khăn trong quá trình thiết kế bố trí dây chuyền công nghệ cũng như việc bố trí các hạng mục công trình trên mặt bằng khu đất. Do đó khu đất dược lựa chọn cần đáp ứng các yêu cầu sau
Khu đất phải cao ráo, tránh ngập lụt trong mùa mưa lũ, có mực nước ngầm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước thải và nước mặt dễ dàng
SVTH: VÕ MẠNH HOANH GVHD: PHAN ĐÌNH TUẤN
Khu đất phải tương đối bằng phẳng và có độ dốc tự nhiên tốt nhất là i = (0,3 – 3) % để hạng chế tối đa cho kinh phí san lấp mặt bằng cũng như giảm chi phí năng lượng cho việc lưu thông các động cơ trong nhà máy
Về địa chất: Khu đất được lựa chọn cần lưu ý các yêu cầu sau: không nămf trên các vùng có mỏ khoáng sản hoặc địa chất không ổn định như hiện tượng động đất, xói mòn, cát chảy cường độ khu đất xây dựng là 1,5 – 2,5 kg/cm2. Nên xây dựng trên nền đất sét, sét pha cát, đất đá để giảm chi phí gia cố nền móng các hạng mục công trình có tải trọng lớn.
Vị trí: cần cách xa khu dân cư ít nhất 1 km nếu nhà máy có nguồn độc hại, nhằm hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng. Và cách ít nhất là 500 m nếu không có nguồn độc hại.
SVTH: VÕ MẠNH HOANH GVHD: PHAN ĐÌNH TUẤN
1.2.3. Qui hoạch địa điểm xây dựng
Phải đảm bảo hành lang an toàn khi xây dựng, thông thường các đường giao thông luôn có lộ giới. Do vậy khi công ty gần đường giao thông, có một phần đất của công ty nằm trong phạm vi mốc ranh giới đường thì tuyệt đối không được xây dựng trên phần đất đó.
Chọn hướng gió và hướng chiếu sáng sao cho phù hợp
Việc chọn hướng gó hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các chất độc của công ty được gió cuốn đi không gây ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt, sản xuất tại công ty đó. Khi xây dựng lò đốt cho công ty cần chọn xác định được hướng gió vào và ra khỏi công ty để xây dụng cho hợp lý. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng, đối với nhà máy hóa chất các hóa chất dễ bay hơi nên cần giảm độ chiếu sáng trong nhà máy. Để giảm cường độ sáng các phân xưởng nên xây theo hướng Bắc –Nam là hướng mặt tiền hoặc sau lưng của phân xưởng. Hoặc xây dựng theo hướng sao cho phương chiếu sáng hợp với phân xưởng góc 45 o.
SVTH: VÕ MẠNH HOANH GVHD: PHAN ĐÌNH TUẤN
Xây dưng nhà máy cũng cần quan tâm đến vần đề cảnh quan nhà máy vừa tạo được ấn tượng của nhà máy trong khu công nghiệp, vừa tạo được niềm tin ở khách hàng.
Phù hợp với địa hình đất đai. Kiến trúc phải phù hợp với lô đất
Tỉ lệ xây dựng hợp lý, đảm bảo tỉ lệ cây xanh, đường giao thông cho nhà máy
1.2.4. Các khối nhà chính trong nhà máy
Khu sản xuất Kho bãi
Khu động lực (trạm phát điện, nồi hơi, nhiên liệu.) Khu hành chính phục vụ sản xuất
Khu xử lý nước cấp, chất thải của nhà máy
Các điểm chú ý khi bố trí các khối nhà trong nhà máy
Nếu qui mô không lớn thì nên kết hợp các nhà chức năng vào một khối nhà để giảm chi phí xây dựng.
Bố trí giao thông hợp lý, không giao với khu vực đi lại của công nhân
Cô lập các khu vực ô nhiễm, dễ cháy nổ (đặt ở cuối hướng gió, cuối khu nhà)
Tăng độ chiếu sáng tự nhiên của khôi nhà (bố trí hướng Nam –Băc, khoảng cách giữa ác lô nhà phải lớn hơn chiều cao nhà)
Các phân xưởng phục vụ sản xuất phải đặt gần phân xưởng chính.
Khu năng lượng phải đặt gần khu sản xuất để giảm tiêu hao khi vận chuyển, nhưng phải cách ly an toàn.
Kho bãi phải bố trí thuận lợi cho việc giao thông Nhà vệ sinh không đặt quá xa nơi làm việc.