Chi phí máy thi công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư Thiết bị điện (Trang 38 - 64)

1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và cấu trúc quản lý của Công ty

2.3.4. Chi phí máy thi công

Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nhưng do nhu cầu về vốn còn hạn hẹp nên hầu hết chi phí máy thi công đều thuê ngoài. Chi phí máy thi công được tính trực tiếp vào giá thành của công trình phát sinh chi phí máy thi công thuê ngoài.

TK sử dụng:

Để phản ánh chi phí máy thi công kế toán sử dụng tài khoản 623

Nội dung: Dùng để phản ánh tình hình chi phí máy thi công cho từng công trình.

Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh chi phí máy thi công cho công trình xây lắp. Bên Có: Kết chuyển chi phí máy thi công sang tài khoản 154

Đối với công trình Hoàng Hà Công ty nhận thi công chi phí máy thi công bao gồm: Chi phí máy thi công trạm biến áp 320KVA-22/0,4KV và chi phí máy thi công đường dây 22KV: Theo Bảng số 4, số 6Bảng số 7 ta có số liệu:

Nợ TK 623 812.759

Có TK 111 812.759

Giá thành sản xuất là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất.

Giá thành sản phẩm đối với Công ty cũng như các doanh nghiệp khác chủ yếu là bù đắp một phần chi phí đã bỏ để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm đó và lập giá. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng doanh thu tiêu thụ sản phẩm để bù đắp phần chi phí bỏ ra thì đây mới chỉ đáp ứng yêu cầu của tái sản xuất giản đơn. Trong khi đó mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng

Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công.

Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được hạch toán vào giá vốn cuối kỳ kế toán.

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm tủ điện và sản phẩm xây lắp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng. Trong đó các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi tiến hành đến khi kết thúc là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang

Đánh giá công trình xây lắp đang được thực hiện, dựa trên số liệu đã tập hợp được về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công sử dụng để thi công và xây lắp của từng hạng mục công trình. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu Công ty xác định được giá trị xây lắp công trình dở dang cuối kỳ.

SỔ CHI TIẾT SỐ 3: SỔ TÀI KHOẢN 154: CHI PHÍ SXKD DỞ DANG

TT Chứng từ Nội dung TK PS trong kỳ Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Tháng 07/2007 SD đầu kỳ 0 30/8 CP NVL TT 621 105.044.860 CP nhân công trực tiếp 622 12.275.227 CP sản xuất chung 627 8.715.412 CP máy thi công 623 812.759

CP khác 111 20.175.353

Cộng phát sinh 147.203.611

SD cuối kỳ 147.203.61

1

2.4.2. Tính giá thành:

Giá trị công trình xây lắp hoàn thành được Công ty căn cứ vào giá trị quyết toán công trình được chủ đầu tư duyệt và chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thi công tập hợp được trên các tài khoản 621, 622, 623, 627 cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản 154 để tính giá trị xây lắp công trình cho đến khi công trình hoàn thành.

Tổng hợp chi phí đã tập hợp trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 154 là cơ sở để Công ty xác định giá trị xây lắp công trình hoàn thành bàn giao.

Bảng số 08: TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP

HẠNG MỤC: ĐƯỜNG DÂY 22KV CÔNG TY TNHH HOÀNG HÀ

Đơn vị tính: Đồng

STT Khoản mục chi phí Thành tiền

I Chi phí trực tiếp 42.405.847

1- Chi phí nguyên vật liệu: 35.677.025

- Mua sắm: Vật liệu 35.677.025

- Tiền công theo định mức 6.707.139

2- Chi phí máy thi công MTC 21.683

M=MTC 21.683

3- Cộng trực tiếp phí: T=1+2+3 42.405.847

Chi phí chung: D=71%x(2) 4.762.069

II Thu nhập chịu thuế tính trước: TL=(T+D)x6% 2.830.075 III- Giá trị quyết toán xây lắp trước thuế z =(T+D+TL+TN) 49.997.991 IV- Thuế GTGT đầu ra VAT = Z x 10% 4.999.799 IIV

- Giá trị quyết toán XL sau thuế = (T+D+TL+VAT) 54.997.790

Bảng số 09: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP

HẠNG MỤC: TRẠM BIẾN ÁP CÔNG TY TNHH HOÀNG HÀ

Đơn vị tính: Đồng

STT Khoản mục chi phí Thành tiền

I Chi phí trực tiếp 75.726.999

1- Chi phí nguyên vật liệu: 69.367.835

- Mua sắm: Vật liệu 62.367.835

- Ca xe vận chuyển MBA và thiết bi trạm 2.500.000

- Ca xe vận chuyển cột, dây và các phụ kiện 4.500.000

2- Chi phí nhân công: B=NC 5.568.088

- Tiền công theo định mức 5.568.088

3- Chi phí máy thi công MTC 791.076

M=MTC 791.076

II Chi phí chung: D=71%x(2) 3.953.342 III- Thu nhập chịu thuế tính trước: TL=(T+D)x6% 4.780.720 IV- Giá trị quyết toán xây lắp trước thu z =(T+D+TL+TN) 84.461.162 IIV

- Thuế GTGT đầu ra VAT = Z x 10% 8.446.116 Giá trị quyết toán XL sau thuế = (T+D+TL+VAT) 92.907.278

Bảng số 10: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHI PHÍ KHÁC ĐZ 22KV VÀ TBA

STT Các khoản chi khác GT. Trước

thuế

Thuế GTGT

1 Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Chi phí khảo sát 3.581.661 358.166 3.939.627

- Chi phí thiết kế 6.951.245 695.124 7.646.568

+ Thiết kế phí đường dây 22KV 2,2%xZ1x1,1 1.099.956 109.995 1.209.951 + Thiết kế phí TBA 35/0,4KV 4,33% xZ2x1,1x1,6 5.851.689 585.168 6.436.616 +Chi phí thẩm định dự toán: 0,1579 x (Z1+Z2) x 1,1 500.000 50.000 550.000 + Chi phí thẩm định thiết kế: 0,1754x(Z1+Z2)x1,1 500.000 50.000 550.000

- Chi phí giám sát thi công xây dựng ĐZ22KV: 1,167% (Z1) x 1,1

592.751 59.275 652.026

- Chi phí giám sát thi công xây dựng TBA: 1,437 (Z2) x 1,1

1.335.078 133.507 1.468.585 - Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị TBA: 0,646%

(TB)x1,1 830.333 83.033 913.366

Chi phí đền bù thi công 3.276.000 327.600 3.603.600

2 Giai đoạn kết thúc đầu tư 2.189.203

- Chi phí nghiệm thu đường dây 22KV 1%(Z1) 499.980 499.980 Chi phí nghiệm thu TBA 320kVA : 2% (Z2) 1.689.223 1.689.223 Chi phí thông báo cắt điện trên truyền hình 500.000 500.000

Chi phí ca xe nghiệm thu 500.000 500.000

Bảng số 11: BẢNG TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN

THIẾT BỊ VÀ XÂY LẮP ĐZ VÀ TBA 320KVA 22/0,4KV

STT Khoản mục chi phí Giá trị trước thuế

Thuế GTGT đầu ra

Giá trị sau thuế

1 Chi phí xây lắp TBA 84.461.162 15.170.720 166.877.921 Chi phí xây lắp ĐZ 49.997.991 4.999.799 54.997.790 2 Chi phí thiết bị 128.534.468 12.853.447 141.387.915 4 Tổng cộng: (1+2+3) 262.993.621 26.299.362 289.292.983

PHẦN III:

HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

3.1 Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện”.

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư thiết bị điện được thực hiện tại phòng kế toán, là một khâu rất quan trọng. Nhiệm vụ của công tác kế toán tư vấn và giúp ban giám đốc đưa ra những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Phòng kế toán cũng là bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty do đó cũng có những ưu điểm kể trên. Tuy nhiên công tác kế toán còn có những ưu điểm khác như:

a. Về việc áp dụng chế độ kế toán

Việc áp dụng chế độ kế toán trong Công ty kịp thời, đúng theo quy định của Bộ Tài Chính. Trong những năm gần đây Bộ Tài Chính lần lượt ban hành các chuẩn mực kế toán để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, Công ty đã luôn tìm hiểu, vận dụng những chuẩn mực kế toán mới trên tinh thần sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Vì vậy, mà sổ sách, Báo cáo tài chính của Công ty luôn hoàn thành đúng thời hạn quy định, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý cúng như nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài.

b. Về tổ chức công tác kế toán

Từng phần kế toán riêng biệt, điều đó tránh được sự chồng chéo trong công việc của các kế toán viên nhưng vẫn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, từ đó phân tích tình hình kinh tế, tình hình tài chính và có những biện pháp tích cực để phát huy các mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại của minh. Việc nhân thức đúng đắn và tìm ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Công ty giúp cho lãnh đạo Công ty đánh giá đầy đủ, kịp thời các nội dung

của công tác quản lý sản xuất và là nội dung có vai trò quan trọng đối với công tác kế toán nguyên liệu.

Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên kế toán vì ban lãnh đạo Công ty nhận thức được rằng nguồn lực con người là quan trọng nhất và mang tính quyết định đến chất lượng của công tác kế toán cũng như sự phát triển và tồn tại của Công ty. Đồng thời luôn quán triệt tinh thân đoàn kết nhất trí trong toàn Công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiến độ thi công và chất lượng các công trình luôn được duy trì và đảm bảo .

c . Về chính sách kế toán

Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý và hạch toán hàng tồn kho giúp cho công tác quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình biến động của hàng tồn kho. Công ty kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thể hiện sự phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời phát huy được ưu điểm của phương pháp này.

- Về sử dụng hệ thống tài khoản :

Những tài khoản mà Công ty đã sử dụng phần lớn theo đúng quy định của quyết định 48 – TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài Chính về nội dung phản ánh cũng như kết cấu, nguyên tắc hạch toán các tài khoản. Do đó đảm bảo tính thống nhất của việc ghi chép sổ kế toán, tổng hợp số liệu để lập Báo cáo Tài chính.

- Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán :

Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức duy nhất ghi chép theo cả trình tự thời gian và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu, bên cạnh bảng Cân đối số phát sinh các tài khoản. Các sổ chi tiết cũng như sổ Nhật ký chung được mở khá đầy đủ và theo đúng biểu mẫu quy định của Bộ tài chính, đảm bảo tính đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán.

- Kết hợp tất cả các điểm trên kế toán nguyên vật liệu tại Công ty có thể đảm bảo yêu cầu theo dõi tình hình xuất – nhập – tồn từng loại nguyên vật liệu, giúp cho

phòng kế hoạch có thông tin để xây dựng kế hoạch thu mua sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa sử dụng tốt nhất vốn lưu động của Công ty.

2. Nhược điểm

- Công tác kế toán tại Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng cũng có khá nhiều ưu điểm như đã trình bày ở trên nhưng cũng không tránh khói có nhưng nhược điểm như :

- Về sử dụng kế toán máy : Công ty không sử dụng kế toán may do đó kế toán phải tự thiết kế mẫu sổ theo quy định của Bộ Tài chính, việc làm này mất thời gian và chi phí. Đồng thời số lượng nhân viên cũng khá nhiều dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực. Công tác kế toán quản trị tại công ty chưa được coi trọng đặc biệt là trong các quyết định ngắn hạn. Lãnh đạo của Công ty không chỉ cần các thông tin trong quá khứ mà còn cần nhưng thông tin hướng tới tương lai. Việc sử dụng các báo cáo của kế toán quản trị vào quản lý nguyên vật liệu thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao, vì các số liệu trong báo cáo này rất linh hoạt, kế toán có thể cung cấp thông tin bất cứ lúc nào mà nhà quản trị cần.

3.2 Tính tất yếu của công tác hạch toán

Trong nền kinh tế thị trường nói chung các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đặt được mục thiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụn đồng bộ nhiều biện pháp từ tổ chức quản lý kỹ thuật đến việc trang bị công nghiệp hiện đại nhằm bắt kịp xua thế chung.

Biện pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp là không ngừng tiếc kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm là vấn đề xuyên suốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Kế toán là công cụ đắc lực phục vụ cho quản lý doanh nghiệp thực hiện các chức năng phản ánh, giám đốc mọi hoạt động kinh tế. Do vậy, cùng với việc đổi

mới toàn diện cơ chế kinh tế, kế toán theo đó ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

Với nguyên tắc của hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi, tự trang trải chi phí và kiếm lời để đạt lợi nhuận mong muốn, cách tính đúng, tính đủ tránh lãng phí, hạ giá thành nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy nghiên cứu hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp luôn là là điều kiện cần và đủ với mỗi doanh nghiệp bước vào thời kỳ đổi mới.

Để tồn tại, phát triển và cạnh tranh Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện luôn trang bị cho mình trang thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm chi phí tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Công ty luôn cố gắng hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng để giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt kết quả viên mãn nhất.

3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán

Việc hoàn thiện kế toán chi phí giá thành trong Công ty TNHH xây lắp và đầu tư thiết bị điện có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo việc hạch toán đúng đắn chi phí, nhất là tính chính xác giá thành sản phẩm, tạo điều kiện hạ chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của Công ty. Do đó việc quản lý công tác kế toán chi phí giá thành theo yêu cầu có tính nguyên tắc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý vì mó gắn liền đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hoàn thiện kế toán chi phí giá thành căn cứ vào tình hình thực tế, đi sâu nghiên cứu một số khâu như: Hạch toán, vận dụng hệ thống tài khoản đến việc ghi chép phản ánh vào các sổ kế toán. Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ khắc phục được những hạn chế, phát huy những ưu điểm trở thành công cụ đắc lực của công tác quản lý. Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý nói chung cũng như công tác tính giá thành nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây lắp và Đầu tư Thiết bị điện (Trang 38 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w