Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LƯỢNG NHỎ CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM TRONG LỚP MẠ HỢP KIM Ni- Zn (Trang 49 - 50)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích.

3.4.1.3. Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy

Khả năng chịu được muối mật ở các nồng độ khác nhau là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá các đặc tính probiotic của các chủng vi khuẩn đã được lựa chọn. Nồng độ muối mật trong dưỡng chấp của đường tiêu hoá của động vật có vú dao động từ 1 đến 3% (Sameh. H. M, 2003). Các chủng vi khuẩn hữu ích muốn khu trú và phát huy tác dụng được trong đường tiêu hoá của các loài vật nuôi phải sống và sinh trưởng bình thường trong môi trường có hàm lượng muối mật tương tự. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường có hàm lượng muối mật khác nhau đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn lactic được trình bày ở bảng 21.

Bảng 21: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy có nồng độ muối mật khác nhau đến

khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn lactic.

Ký hiệu chủng Nồng độ muối mật (%) 0,2 0,5 1 2 3 4 5 1K8 ++ +++ +++ ++++ +++ +++ ++ 2M33 + + + +++ ++ - - 6H2 ++ +++ +++ +++ +++ ++++ ++

C3 + ++ ++ +++ + + -Đ2 ++ ++ ++ +++ + - - Đ2 ++ ++ ++ +++ + - - Đ12 ++ +++ +++ ++ ++ ++++ ++ Đ7 + + + +++ + + - NC1 ++ +++ +++ +++ +++ ++ ++ NC2 + ++ +++ +++ +++ ++ +

(+): biểu thị khả năng sinh trưởng; (-):biểu thị khả năng không sinh trưởng.

Kết quả bảng 21 cho thấy, nhìn chung tất cả các chủng đều chịu được nồng độ muối mật 1-3%, đó là nồng độ muối mật bình thường trong dưỡng chấp của ruột non. Tuy nhiên, khả năng chịu muối mật giữa các chủng là không giống nhau. Trong số 09 chủng, có 5 chủng có khả năng sinh trưởng ở nồng độ muối mật 5%; 4 chủng chịu được nồng độ muối mật 4%. Các chủng có khả năng sinh trưởng trong môi trường muối mật cao (từ 4-5%) là 1K8; 6H2; Đ12; Đ7; NC1; NC2 và C3.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH LƯỢNG NHỎ CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM TRONG LỚP MẠ HỢP KIM Ni- Zn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w