HIỂU RÕ VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu Văn hóa Ấn Độ - những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công (Trang 52 - 57)

- Ẩm thực

2. HIỂU RÕ VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY ẤN ĐỘ

Nghiên cứu mới do tạp chí Harvard Business Review công bố cho thấy những người lãnh đạo công ty, tập đoàn lớn tại Ấn Độ có cách điều hành công việc rất khác so với các đồng nghiệp phương Tây:

2.1. Ý thức xã hội

"Một trong những điều quan trọng các nhà lãnh đạo khác trên thế giới nên học hỏi là ông chủ Ấn có ý thức xã hội cao". Tất cả chủ doanh nghiệp đều đưa ra những mục tiêu về mặt xã hội cụ thể trong kế hoạch kinh doanh. Các mục tiêu này bao gồm nâng cao chất lượng sức khỏe, giúp người dân tiếp cận phương tiện truyền thông liên lạc... "Có ý thức xã hội cao khiến các công ty Ấn Độ có thể khuyến khích và lấy được lòng nhân viên của mình, điều nay thực sự mang lại lợi nhuận".

2.2. Đầu tư vào nhân viên

Giới doanh nghiệp Ấn Độ dành một khoản tiền khổng lồ vào việc đào tạo và phát triển nhân viên. Nhiều hãng IT lớn dành khoảng 60 ngày đào tạo nhân viên mới. Các công ty khác cũng dành hàng tháng trời huấn luyện cho những người mới gia nhập, kể cả nhân viên dày dạn kinh nghiệm từ nơi khác chuyển sang.

Mặc dù ở Ấn Độ, tỷ lệ luân chuyển chỗ làm khá cao - 30%, nhưng việc đầu tư này đảm bảo chất lượng của những người tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty. Subramaniam Ramadorai, từng đứng đầu Công ty Dịch vụ Tư vấn Ấn Độ Tata Consultancy Services giải thích bí quyết thành công của công ty ông: "Tất cả phụ thuộc vào nguồn lực con người".

2.3. Công ty Ấn Độ kinh doanh dựa trên thế mạnh

Các công ty Mỹ trước hết vạch ra kế hoạch thu hút khách hàng và đua nhau tìm kiếm cơ hội. Còn công ty Ấn thì đi theo một chu trình khác, bắt đầu bằng việc xác định thế mạnh của bản thân, xác định nhu cầu khách hàng và sau đó cố gắng thỏa mãn những nhu cầu đó.

Trong chu trình kinh doanh, doanh nghiệp Ấn Độ cho phép nhân viên tự mình tìm tòi các phương án, thử nghiệm và sửa sai khi thất bại cho đến khi đưa ra một phương án hoàn hảo.

2.4. Lãnh đạo cư xử như một kiểu mẫu

Đối với các ông chủ Ấn, còn nhiều điều khác quan trọng hơn giá trị của cổ phiếu. Một trong số đó là biến bản thân thành hình mẫu cho nhân viên noi theo. Khi nhà lãnh đạo cư xử như thể tất cả nhân viên đang nhìn vào mình, không những họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn, mà còn trở thành tấm gương thực sự cho các nhân viên bắt chước theo".

Một phần của tài liệu Văn hóa Ấn Độ - những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)