Kết quả theo dõi tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn (Trang 41 - 44)

- Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn ná

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Trong quá trình thực tập chúng tôi đã theo dõi các bệnh xảy ra chủ yếu trên đàn lợn nái sinh sản của công ty: bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, viêm phổi, áp xe và ghẻ với tỷ lệ mắc khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi một số bệnh hay gặp trên đàn lợn nái sinh sản

STT Tên bệnh Số nái theo dõi ( n = 91con) Số con mắc bệnh(con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Số con điều trị khỏi(con) 1 Viêm tử cung 9 9,89 8 2 Viêm vú 5 5,49 4 3 Viêm phổi 5 5,49 3 4 Áp xe 8 8,79 8 5 Ghẻ 15 16,48 12

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ mắc một số bệnh trên đàn lợn nái tại công ty TNHH Thiên Phúc.

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.1 chúng tôi thấy trên đàn lợn nái tại Trại của

Công ty tỷ lệ mắc bệnh ghẻ là cao nhất với (16,48%). Nguyên nhân ở đây là do khâu vệ sinh còn kém, tắm trải cho lợn chưa sạch, các ô lợn nái gần nhau là nguyên nhân làm bệnh lây lan.

Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao là (9,89)%, nguyên nhân ở đây là do trong quá trình đỡ đẻ đã can thiệp thô bạo làm sây xát tử cung, vệ sinh tay, dụng cụ không sạch khi can thiệp lợn đẻ, chuồng đẻ không sạch. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do trong quá trình đẻ lợn nái đẻ rặn đẻ yếu do vậy không thải hết sản dịch ra ngoài, do vậy sản dịch trong tử cung sẽ phân huỷ gây viêm tử cung. Ngoài ra trong giai đoạn lơn nái chờ phối và sắp đẻ thì âm hộ sưng to, cổ tử cung mở rộng. Do vậy trong giai đoạn này khâu vệ sinh không tốt thì các vi khuẩn ngoài môi trường sẽ xâm nhập vào tử cung và gây viêm tử cung. Một nguyên nhân khác nữa là do trong quá trình thụ tinh nhân tạo do không thực hiện đúng động tác làm sây xát đường sinh dục cũng làm viêm tử cung. Viêm tử cung làm lợn nái chậm động dục lại sau khi cai sữa, trong thời gian nuôi con nếu lợn mẹ viêm tử cung sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra và giảm chất lượng sữa.

Bệnh áp xe chiếm tỷ lệ (8,79%). Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình tiêm thuốc không đúng kỹ thuật, thuốc tiêm không tốt dẫn đến hình thành áp xe. Một nguyên nhân khác là do lợn nái nuôi trong ô chuồng hẹp bằng khung kim loại, do vậy khi lợn cọ xát vào chuồng dễ gây sây xát dẫn đến các ổ áp xe. Để khắc phục hiện tượng áp xe ta cần thực hiện tiêm đúng kỹ thuật, tiêm đúng vị trí, sau khi tiêm kháng sinh dầu ta cần phải xoa nhẹ vào vị trí tiêm cho thuốc khuyếch tán nhanh không gây áp xe. Đối với chuồng nuôi ta hạn chế góc cạnh sắc để không làm sây xát lợn.

Bệnh viêm vú chiếm (5,49%). Nguyên nhân là do chăm sóc không đúng kỹ thuật, không giảm thức ăn khi lợn gần đẻ dẫn tới sữa tiết quá nhiều lợn con không bú hết, sữa đọng laịi là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm vú. Ngoài ra do sau khi đẻ không bấm răng nanh sớm do vậy khi lợn con bú sẽ làm sây xát núm vú là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm vú. Một nguyên nhân khác là do kế phát từ bệnh viêm vú.

Bệnh viêm phổi chiếm (5,49%). Nguyên nhân do vệ sinh chuồng trại chưa tốt, hoặc do kế phát từ một số bệnh khác.

Ngoài các bệnh trên thì trai lợn của Công ty còn mắc một số bệnh khác như viêm móng, viêm khớp... nhưng tỷ lệ mắc các bệnh này thấp không đáng kể.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w