Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có thể hạn chế rủi ro kiểm soát của đơn vị tới mức tối đa. Nếu kiểm toán tại một đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ đợc thiết kế tốt, chặt chẽ, ngăn chặn đợc các rủi ro thì việc kiểm tra chi tiết của kiểm toán viên đợc giảm nhiều và công việc kiểm tra hệ thống kiểm soát là công việc không thể thiếu trong các cuộc kiểm toán.
Thực tế, trong số các khách hàng của VACO cũng có nhiều công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ đợc thiết lập một cách khoa học và hiệu quả. Vì vậy kiểm toán viên cần xem xét khi xác định độ tin cậy kiểm toán với mức R khác nhau.
Theo AS/2: Mô hình độ tin cậy kiểm toán nh sau:
Độ tin cậy kiểm toán = Độ tin cậy mặc định + Độ tin cậy kiểm soát +
Độ tin cậy kiểm tra chi tiết
OA = IA + CA + SA
Từ đó:
Độ tin cậy kiểm tra chi tiết =
Độ tin cậy kiểm toán - Độ tin cậy mặc định - Độ tin cậy kiểm soát SA = OA - IA - CA
Nh vậy, độ tin cậy kiểm tra chi tiết phụ thuộc cả vào 3 yếu tố còn lại: độ tin cậy kiểm toán, độ tin cậy mặc định và độ tin cậy kiểm soát. Nếu độ tin cậy kiểm soát càng thấp thì độ tin cậu kiểm tra chi tiết đợc đánh giá là cao nghĩa là kiểm toán viên tiến hành tập trung hơn vào kiểm tra chi tiết.
Thực tế khi tiến hành kiểm toán, VACO không đánh giá cáo độ tin cậy kiểm soát, nói cách khác, VACO không tin tởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ nên thờng chọn độ tin cậy kiểm soát (CA = 0). Và do đó việc tiến hành kiểm tra về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bị giảm ý nghĩa.
Do vậy, kiểm toán viên nên đặt sự tin cậy vào kiểm soát nội bộ của khách hàng nếu xét thấy có thể, khi đó có thể giảm bớt các thủ tục kiểm tra và tiết kiệm thời gian, chi phí cho cuộc kiểm toán.
Nếu CA = 1,3 hay CA = 2,3 thì độ tin cậy kiểm tra chi tiết SA = 0,7 (vì độ tin cậy mặc định là 1 nếu không phát hiện đợc rủi ro chi tiết và là 0 nếu phát hiện đợc rủi ro chi tiết). Khi đó việc kiểm tra chi tiết sẽ giảm đi rất nhiều do công thức xác định số mẫu chọn trong chơng trình AS/2. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.
Nguyên nhân : Có hai nguyên nhân cơ bản sau:
Từ phía khách hàng: Do Việt Nam mới trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp việt Nam còn nhiều non trẻ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có một HT KSNB đáng tin cậy.
Từ phía kiểm toán viên: Đặc điểm của thủ tục kiểm tra chi tiết là dễ áp dụng, không cần nhiều kinh nghiệm kiểm toán. Chính những đặc điểm đó khiến kiểm toán viên có tâm lý a dùng thủ tục này trong quá trình thực hiện.
Để có các mức CA cao kiểm toán viên phải đặt niềm tin ở hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Muốn vậy, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm soát kiểm tra hệ thống ở mức tập trung hơn.
Nếu trong điều kiện cụ thể, kiểm toán viên không có đủ thời gian để tiến hành kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ ở tất cả các phần hành thì có thể thực hiện đối với các phần hành đợc đánh giá là trọng yếu, chẳng hạn nh đối với phần hành doanh thu. Khi đó công thức xác định số mẫu chọn sẽ áp dụng mức độ tin cậy kiểm tra chi tiết riêng cho phần hành doanh thu.
Để đánh giá độ tin cậy kiểm soát cho phần hành doanh thu kiểm toán viên có thể thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc. Các nguồn thông tin có thể sử dụng là hồ sơ kiểm toán năm trớc, sự thẩm vấn nhân viên công ty khách hàng, quan sát các mặt và quá trình hoạt động của khách hàng... Khi đó, CA không chỉ dừng lại ở giá trị CA= 0.
Việc làm này tuy mất thêm thời gian, chi phí nhng nếu sau khi thực hiện thành công thì lại giảm nh việc kiểm tra chi tiết rất nhiều và đồng thời giảm chi phí kiểm toán.