Đường điện – tướng đá

Một phần của tài liệu Đặc điểm đường cong địa vật lý giếng khoan đặc trưng cho trầm tích môi trường sông (Trang 49 - 55)

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHẢN ỨNG LẠI CỦA ĐƯỜNG LOG TRONG GIẾNG KHOAN Ở HỆ THỐNG SÔNG UỐN KHÚC

1.Đường điện – tướng đá

Độ phóng xạ từ trung bình đến cao, phụ thuộc chủ yếu vào độ trưởng thành hoá học. Tỉ lệ phần trăm của kali thường thấp hơn 1% nếu liên quan tới đá trưởng thành, giữa 1 - 2% nếu chưa trưởng thành (với fenspat, mica). Tỉ số Th / K cao hơn 10 . Uranium thường rất thấp (điều kiện bị oxi hoá), ngoại trừ trầm tích của đồng bằng ngập lũ giàu vật chất hữu cơ. Biểu đồ cắt ≠b - ↓n đại diện cho điểm rơi trong giới hạn của đá cát kết và đá phiến sét. Một vài điểm có thể thấy được sự có mặt của cacbon (lớp trầm tích vôi). Những điểm có mật độ cao và Pe có thể tương ứng với sự xuất hiện của laterit và limonit. Fe

(sắt) thường không vượt quá 3, nếu đó là khoáng vật nặng lomonit, pyrit thì lớn hơn 3. Tỉ lệ cát đá phiến sét thường thấp hơn 1. Lớp than được nhận dạng tốt do chúng chịu ảnh hưởng của log tốt. Hai ví dụ về lòng sông dạng uốn khúc được thấy ở hình 32 và 33.

Hình 32: Sự uốn khúc của lòng sông được minh họa bởi kết quả mô phỏng của SARABAND

Hình 33: Ba sự uốn khúc của lòng sông, chúng có thể thấy từ sự mô phỏng của SA- RABAND

2.Hình dạng của đường DIP

Hầu hết thời gian, kết quả GEODIP và LOGDIP nhận ra và không có góc cắm hoặc góc cắm phân tán (cấu trúc xiên chéo của hõm sóng) (hình 34 và35). Kiểu cuối cùng này của mô hình đỏ tương ứng với lòng sông lấp lòng, hình dạng đó vuông góc với trục của lòng sông và định dạng hướng của lớp cát dày nhất.

Hình 34: Mô hình GEODIP trong cùng thời gian mô tả ở hình 32 và nó cũng là thông tin về tướng đá

Hình 35: Sự mô phỏng đường GEODIP ở khúc uốn phía trên của lòng sông ở hình 33 và nó giải thích về tướng đá.

3. Ranh giới

Thông thường có thể quan sát được sự tiếp xúc chặt chẽ tại đáy của lớp cát (hình 32, 33), được thấy tốt hơn trên thiết bị phản ứng lại nhỏ (microlog) hoặc trên mặt cong của dipmeter (hình 34 và 35). Sự xói mòn có thể thấy được độ dày khác biệt của đơn vị nằm phía trên mỗi vùng đệm, sự phát triển thấy được độ tiếp xúc với phần trên đỉnh.

4. Đường điện – tầng

Một “hình dạng chuông “ phổ biến thường có mép răng cưa, ở mỗi tầng trầm tích riêng biệt được theo dõi (hình 32 và 33), sự phản xạ thường ở tầng mịn phía trên. Sự nối tiếp của “ hình dạng chuông “ thường có độ dày thay đổi.

5. Độ dày

Một tầng có phạm vi từ vài dm – vài m, lớp đá phiến cũng có độ dày thay đổi.

6. Sự kết hợp với các môi trường khác

Trong vài trường hợp, trầm tích của sông có xáo trộn với trầm tích dày đặc, được tạo thành do khối lượng lớn của tầng Bouma không hoàn toàn. Hình dạng trụ tương ứng với doi trượt có thể bị xáo trộn như lòng sông dạng bện nhau.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đặc điểm đường cong địa vật lý giếng khoan đặc trưng cho trầm tích môi trường sông (Trang 49 - 55)