Chất so sánh Mẫu
3.3. Kết quả phân tích nhiệt bột talc
Kết quả phân tích nhiệt mẫu talc cho thấy trên giản đồ nhiệt (hình 3.2) có xuất hiện các hiệu ứng sau:
Xuất hiện một hiệu ứng thu nhiệt nhỏ ở 8300C và kèm theo sự mất khối lượng 0,26% trong khoảng nhiệt từ 8000C đến 8600C. Chúng tôi cho rằng ở khoảng nhiệt này bắt đầu xảy ra quá trình mất một phần nước cấu trúc của talc.
Trong khoảng từ 8300C đến 11000C liên tục có sự mất khối lượng mạnh, mất khoảng 4,32% khối lượng. Sự mất khối lượng này đi kèm với hiệu ứng thu nhiệt ở
9960C. Chúng tôi cho rằng ở khoảng nhiệt độ này sự mất khối lượng là do giải phóng nước cấu trúc đi kèm với sự phân hủy của talc. Sự đề hyđroxyl hóa dẫn đến sự hình thành enstatite (MgSiO3) rồi chuyển thành protoentatit và silic đioxit vô định hình.
Mg3[(OH)2Si4O10] →3(MgO.SiO2) + SiO2 +H2O
Cấu trúc tinh thể của protoenstatite rất gần với cấu trúc talc. Khi talc bị mất nước hai nhóm hydroxyl tạo thành một phân tử nước, nhưng ion O2- còn lại chiếm chỗ trong mạng tinh thể hình thành cầu Si-O-Si. Do đó hình thành chuỗi tứ diện [SiO4]4- chuyển cấu trúc lớp của talc thành cấu trúc chuỗi protoenstatite.
Hình 3.2.Giản đồ phân tích nhiệt DTA-TG mẫu talc Phú Thọ
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Ewell, Avgustinik, Kronert [30] và nhiều nghiên cứu khác.
Từ kết phân tích trên chúng tôi đi đến kết luận sự đề hyđroxyl của mẫu talc nghiên cứu trong không khí bắt đầu ở khoảng 8000C và sự phân hủy talc xảy ra nhanh ở khoảng 9000C - 10500C. Từ 8000C đến 11000C talc mất 4,58% khối lượng, kết quả này phù hợp với kết quả phân tích thành phần bột talc ở mục 3.2. Từ 11000C trở lên
gần như không thấy sự mất khối lượng vậy có thể kết luận rằng đến khoảng 11000C talc bị phân hủy gần như hoàn toàn và trên khoảng nhiệt độ này chỉ xảy ra sự chuyển pha và phản ứng giữa các pha rắn.
Theo nghiên cứu của lindemann [30] thì trên 14000C protoenstatite chuyển thành clinoentatite trong khi silic đioxit kết tinh ở dạng cristobalite.