Đánh giá chất lượng lớp mạ bằng phương pháp điện hóa

Một phần của tài liệu tổng hợp một số dẫn xuất của N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-B-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazid bằng cách ngưng tụ hợp chất này với benzaldehyd thế khác nhau. (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.3.4Đánh giá chất lượng lớp mạ bằng phương pháp điện hóa

Để so sánh giữa hai lớp mạ có phụ gia Ce3+ và không có phụ gia Ce3+. Nhìn vào các đường cong phân cực so sánh là Fe chưa mạ và điện cực làm việc là các điện cực Fe đã được mạ trong dung dịch NaCl 3%. Lấy ngẫu nhiên các mẫu được mạ Ce. Kết quả như sau

Hình 3.13: Đường cong phân cực lg i = f(E) Trong đó: Mẫu 1 là mẫu chưa mạ: Loại I

Mẫu 2,3,4 là mẫu trong lớp mạ Ni-Zn (không có phụ gia NTĐH Ce): Loại II Mẫu 5,6,7 là mẫu trong lớp mạ có phụ gia Ni-Zn-Ce: Loại III

Từ đường ăn mòn U(V) = lgi ta kẻ 2 tiếp tuyến liên tiếp với đường cong Tafel. Giao điểm của 2 đường tiếp tuyến cho ta giá trị dòng ăn mòn (iam) và thế ăn mòn Uam ổn định. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.13: Kết quả đo đường cong phân cực

Mẫu Mật độ dòng ăn mòn trung bình (mA/cm2)

Thế ăn mòn trung bình (V)

Hiệu suất bảo vệ Z (%)

Loại I 1,145 -0,73 0

Loại II 0,213 -0,55 81,40

Loại III 0,190 -0,50 83,41

Kết luận: Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy khả năng ăn mòn của vật liệu sau khi mạ là rất tốt, đặc biệt là mẫu sau khi mạ có phụ gia Xeri có khả năng chống ăn mòn cao hơn hẳn khi không có phụ gia Xeri.

* Từ những kết quả quan sát bề mặt lớp mạ, xác định khả năng chống ăn mòn của lớp mạ của mẫu nghiên cứu cho thấy các mẫu mạ hợp kim Ni- Zn chứa Xeri chế tạo có chất lượng tốt hơn hẳn các mẫu lớp mạ không chứa Xeri. Chúng tôi chọn các mẫu có lớp mạ tốt đem đi phá mẫu để phân tích xác định thành phần Ce3+, Ni2+, Zn2+ trong lớp mạ đó.

3.6 Xác định các nguyên tố có trong thành phần lớp mạ hợp kim Ni- Zn

chứa Xeri

Một phần của tài liệu tổng hợp một số dẫn xuất của N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-B-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazid bằng cách ngưng tụ hợp chất này với benzaldehyd thế khác nhau. (Trang 48 - 50)