Dị thường địa hóa

Một phần của tài liệu Các loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc (Trang 97 - 99)

Công tác địa hóa được tiến hành trên diện tích nghiên cứu là kim lượng lớp phủ bở rời (kim lượng thứ sinh) và kim lượng nguyên sinh (đá gốc).

Vành phân tán của các nguyên tố Sn, W, Cu, As, Bi, Ag, Pb, Zn. Kết quả công tác kim lượng deluvi cho thấy :

- Phần phía tây bắc vùng: phát triển các vành phân tán của Sn, As, Ag, Pb với hàm lượng cực đại khá cao: Sn 0,15%; As 0,03%; Ag 0,3g/t; Pb 0,1%.

- Phần phía đông nam vùng: phát triển các vành phân tán của As, Bi, Cu với hàm lượng cực đại không cao: As 0,05%; Bi 0,001%; Cu 0,01%.

Kết hợp với các tài liệu địa chất, khoáng sản, địa mạo, địa vật lý, địa hoá có thể dự báo quặng hóa Sn ở phần phía tây bắc đã bắt đầu bị bóc lộ một phần; phần phía đông nam chủ yếu là khoáng hóa sulfur.

Lượng suất diện tích của các nguyên tố trong lớp phủ bở rời của các diện tích thuộc tiểu khu Núi Khor theo kết quả phân tích mẫu quang phổ định lượng gần đúng như sau (bảng X.1).

Bảng X.1. Lượng suất diện tích của các nguyên tố tại các diện tích thuộc tiểu khu Núi Khor (m2)

Ba Co Ni Cr Mo W Sn Sb As Bi Cu Ag Pb Zn Be

Bắc Khu I 340 14 0 0 1,8 0 145530 0 2610 5,66 88 3,54 1628 304 13,4

Nam Khu I 690 10 2 60 1,8 0 974 0 2610 40,2 476 0,42 462 220 15,2

Bắc Khu II 980 22 534 9790 5,4 6 7058 0 10760 250,6 320 5,46 16 54 5,2

Nam Khu II 90 0 178 4002 0,2 0 3084 0 8290 173,6 248 1 0 0 0,8

Công tác được tiến hành trên toàn bộ diện tích nghiên cứu và trên tất cả các đối tượng địa chất với mục tiêu: nghiên cứu đặc trưng địa hóa của các thành tạo địa chất trên diện tích nghiên cứu, thành lập sơ đồ vành phân tán địa hóa nguyên sinh phục vụ cho công tác dự báo khoáng sản.

Từ kết quả này, tính được sự biến đổi của hệ số phân đới Lkl1 = Pngt /Sum(Pngt) (bảng X.2).

Bảng X.2. Sự biến đổi của hệ số phân đới Lkl1 = Pngt /Sum(Pngt) trong lớp phủ bở rời tại các vùng thuộc tiểu khu Núi Khor (n.10-2%)

Ba Co Ni Cr Mo W Sn Sb As Bi Cu Ag Pb Zn Be

Bắc Khu I 0,23 0,009 0,00 0,00 0,001 0,0 96,7 0,0 1,7 0,004 0,06 0,002 1,08 0,20 0,009 Nam Khu I 12,41 0,180 0,04 1,08 0,032 0,0 17,5 0,0 46,9 0,723 8,56 0,008 8,31 3,96 0,273 Bắc Khu II 3,29 0,074 1,79 32,85 0,018 0,02 23,7 0,0 36,1 0,841 1,07 0,018 0,05 0,18 0,017 Nam Khu II 0,56 0,0 1,11 24,91 0,001 0,0 19,2 0,0 51,6 1,080 1,54 0,006 0,00 0,00 0,005

* Chú thích. - Lkl1 : hệ số phân dới (theo vành phân tán thứ sinh) - Pngt : Lượng suất của nguyên tố tại tiểu khu

- Sum(Pngt): Tổng lượng suất của tất cả các nguyên tố tại tiểu khu

Đặc điểm địa hóa của các thành tạo địa chất trên diện tích nghiên cứu có đặc điểm khá giống nhau là chúng đều có hệ số tập trung cao của một số nguyên tố: Sn, As, Bi, Ag, Cu.

Các nguyên tố được lựa chọn để thành lập vành phân tán dựa trên cơ sở đặc điểm quặng hóa trên diện tích nghiên cứu, khả năng tạo dị thường của từng nguyên tố và mối tương quan giữa chúng, gồm các nguyên tố Sn, As, Bi, Ag, Cu, Pb, Zn, W.

Trên cơ sở đặc điểm các vành địa hóa nguyên sinh trên sơ đồ có thể đánh giá sơ bộ triển vọng quặng hóa tập trung chủ yếu ở các tiểu khu Cap Hirt và Núi Khor.

+ Tiểu khu Cap Hirt: tập trung các vành phân tán của Sn, As, Bi, Ag, Pb; chúng có diện phân bố khá trùng nhau; các vành có diện tích từ 0,01 - 0,5km3; hàm lượng cực đại của Sn 1%; As 0,2%; Bi 0,005%; Ag 1g/t; Pb 0,03%. Các vành có xu hướng kéo dài theo hướng á kinh tuyến đến tây bắc - đông nam. Tiểu khu có trên vọng quặng hóa Sn, ít hơn là arsen.

+ Tiểu khu Núi Khor: tập trung các vành phân tán của Sn, As, Bi, Cu, Pb, Ag. Các nguyên tố này phân bố khá trùng nhau với hàm lượng cực đại cao: Sn >1%; As 0,2%; Bi 0,005%; Cu 0,03%; Pb 0,3%; Ag 3g/t. Các vành có diện tích 0,01 - 0,7km2 kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam và có triển vọng quặng hóa Sn, ít hơn là As, Bi, Cu, Pb. Đáng chú ý là các vành phân tán Sn với hàm lượng cao chỉ tập trung chủ yếu ở phần trung tâm. Về phía đông bắc hàm lượng Sn thấp, tây nam hàm lượng giảm dần; về phía tây bắc và đông nam hàm lượng Sn cũng có xu hướng giảm dần.

Ngoài ra, trên diện tích còn xuất hiện các dị thường đơn lẻ của Sn, As, Bi với hàm lượng khá cao; đôi chỗ phân bố trùng nhau. Phần phía tây bắc, tập trung các vành phân tán

của As, Bi, Ag, và các dị thường đơn lẻ của Sn; phần phía đông nam, tập trung các vành phân tán của Sn, As, Bi.

Một phần của tài liệu Các loại hình khoáng sản và các phương pháp tìm kiếm và chuẩn đoán khoáng sản thiếc (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w