0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tình hình chăn nuôi:

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH Ở CÁC NÔNG HỘ XÃ NINH XÁ - HUYỆN THUẬN THÀNH - BẮC NINH (Trang 29 -31 )

3. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm của xã Ninh Xá.

3.1. Tình hình chăn nuôi:

Xã Ninh Xá là một xã thuộc huyện ngoại thành Hà Nội nhưng ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn là 2 nghề chính và là 2 nguồn thu nhập chính của nhân dân xã Ninh Xá. Theo thống kê của xã có 88% số hộ sống bằng nghề nông nghiệp riêng trong chăn nuôi, chăn nuôi mang lại thu nhập không chỉ cho nhân dân trong xã, tận dụng tối đa các phụ phẩm trong nông nghiệp và trong sinh hoạt, tạo công ăn việc làm cho người dân (nhất là lứa tuổi trung lưu) và cung cấp phần loon phân bón cho trồng trọt, hiệu quả của chăn nuôi là nguồn vốn cho các nông hộ tiếp tục sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, kích thích các ngành nghề khác phát triển chủ: dịch vụ, chế biến…

Qua điều tra chúng tôi they, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cảu các nông hộ, nhưng mức kinh kế của các nông hộ khác nhau dẫn đến quy mô chăn nuôi khác nhau. Trong những năm gần đây quy mô chăn nuôi trong xã cũng được thay đổi và nâng cấp sử dụng phương thức chăn thả gia đình, nhỏ lẻ, chăn nuôi với số lượng ít.

Bảng 3: kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trong các hộ Loại vật nuôi Số hộ điều tra Số hộ nuôi Tỷ lệ (%)

Mức độ chăn nuôi số lượng vật nuôi/hộ/năm Max TB Min Lợn thịt 70 68 97,15 30 8,75 0 Lợn nái 70 61 87,15 2 1/2 0 Trâu, bò 70 68 97,14 5,5 2 0 Gia cầm 70 69 98,57 600 70 10

Qua bảng 3 cho chúng tôi thấy: Các hộ trong xã hầu kết đều chăn nuôi các loại vật nuôi chính là lợn, trâu, bò, gia súc, gia cầm. Trong đó số hộ chăn nuôi lợn thịt là 68% hộ, chiếm 97,15% và 61 hộ chăn nuôi lợn nái chiếm 87,15% số hộ điều tra. Chăn nuôi lợn ở xã Ninh Xá đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Các hộ chăn nuôi lợn không chỉ coi lợn là quỹ tiếp kiệm của gia đình mà coi chăn nuôi lợn đến thúc đẩy kinh tế gia đình, để tận dụng các phụ phẩm làm ra tong nông nghiệp như: Ngô, đỗ, tương… và coi đó là nguồn thu chính. Các hộ chăn nuôi trong xã chỉ có quy mô nhỏ lẻ, số lượng ít vì các hộ trong xã đều có ít vốn, ít thời gian chăm sóc, hoặc chưa giám đầu tư… Nhưng bên cạnh đó cũng có một so0ó hộ có điều kiện kinh tế, có nghề phụ trong gia đình như: nấu rươcụ, làm đậu phụ, có máy xay xát… thường chăn nuôi với số lượng nhiều hơn. Chăn nuôi lợn phát triển mạnh nhu cầu về con giống tăng lên, cho nên các hộ trong xã cũng bắt đầu trú trọng tới con giống, trú trọng vàoi việc chăn nuôi lợn nái, trong 70 hộ điều tra có 61 hộ chăn nuôi lợn nái mỗi hộ chỉ chăn từ 1-2 con. Chăn nuôi lợn sẽ cung cấp sản phẩm thịt cho con người, chất thải của lợn cho chăn nuôi thuỷ sản như cá, và trồng trọt đồng thời chăn nuôi lợn sẽ gom được một khoản tiền lớn có thể quay vòng nhanh trong sản xuất.

Các hộ nông dân trong xã ngoài việc chú trọng chăn nuôi lợn mà còn trú trọng tới chăn nuôi trâu bò và gia cầm. Chăn nuôi trâu bò chiếm 97,14%

số hộ điều tra do xã giáp đê sông Hồng, nên diện tích đất hoang nhiều, bãi chăn thả rộng nên những năm gần đây các hộ nông trong xã rất trú trọng tới việc phát triển đàn trâu bò – nhất là bò. Vì vậy đàn trâu bò của xã mấy năm trở lại đây đều phát triển rất mạnh. Chăn nuôi trâu bò hiện nay của xã có khác trước là khi chăn nuôi trâu bò còn trú trọng tới sức kéo trong nông nghiệp nhưng bây giờ chăn nuôi trâu bò chủ yếu là nhằm phát triển kinh tế. Nên đàn trâu bò của xã hiện giờ – tính từ đầu năm 2008 tổng số lượng trâu bò là 1350 trong đó số lượng trâu chỉ chiếm khoảng 0,37% tổng đàn.

Các hộ nông dân trong xã chăn nuôi gia cầm chủ yếu chăn nuôi gà, chiếm 98,57% số hộ điều tra. Các hộ chăn nuôi gia cầm hiện nay trong xã chủ yếu chăn nuôi theo phương thức Công nghiệp hoá. Nhưng vẫn còn một số hộ nông dân vẫn sử dụng phương thức chăn thả, với quy mô nhỏ, số lượng ít. Mục đích chăn nuôi gia đình là lấy sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình. Các hộ không có sự đầu tư cao, hoặc thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, phần lớn chăn nuôi với mục đích sử dụng các sản phẩm dư thừa. Nên thu nhập từ chăn nuôi kiểu này không cao, chủ yếu là phục vụ gia đình

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH Ở CÁC NÔNG HỘ XÃ NINH XÁ - HUYỆN THUẬN THÀNH - BẮC NINH (Trang 29 -31 )

×