KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 54 - 57)

1. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra, tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian từ tháng 01/2011 – 4/2011. Chúng tôi có một số kết luận như sau:

Nhìn chung đàn heo rừng ở Bình Định ngày càng phát triển. Nuôi heo rừng là một nghề mới, chỉ xuất hiện trong tỉnh vài năm trở lại đây nhưng cho đến thời điểm điều tra thì số lượng trang trại đã mở rộng ra trong các địa phương toàn tỉnh.

Về thức ăn để nuôi heo rừng trong tỉnh rất dồi dào, có thể sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Bình Định là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đàn heo rừng.

1.2. Về cơ cấu giống

Qua quá trình điều tra tại các trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàn toàn tỉnh nuôi phổ biến 3 giống heo rừng sau: Heo rừng thuần Việt, heo rừng Thái Lan và heo rừng lai.

1.3. Về 3 trang trại nuôi điển hình

Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ: Có tổng đàn là 50 trong đó heo thuần Việt 1 con, heo rừng Thái 4 con, heo lại 45 con. Trạm chủ yếu nuôi để tiến hành bán giống.

Trại heo rừng của ông Chạng: Có tổng đàn là 164 con trong đó heo thuần Việt là 33 con, heo rừng Thái là 4 con, heo lai là 127 con. Trại vừa nuôi bán thịt vừa nuôi bán giống.

Trại heo rừng của ông Lê Phước: Có tổng đàn 50 con trong đó heo rưng Thái là 16 con, heo lai là 34 con, không có heo rừng thuần Việt. Trại chủ yếu bán thịt.

4.1.4. Về hiệu quả kinh tế:

Đối với mô hình chăn nuôi thịt: 20 con trong 1 ô chuồng 10m x 10m lợi nhuận kinh tế đem lại là khá cao. Có thể nhân rộng cho nhân dân, đặc biệt là các vùng miền núi của tỉnh.

Đối với mô hình chăn nuôi giống: Việc nuôi ghép một đực giống với nhiều nái giống sẽ đem lại lợi nhuận rất cao và cao hơn nhiều so với mô hình chăn nuôi thịt. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi giống cần có kinh nghiệm và kỹ thuật cao hơn. Cần hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trước khi tiến hành nuôi.

2. ĐỀ NGHỊ

Các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tình trạng chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, nhằm chống lại tình trạng săn bắn heo rừng tự nhiên, làm cạn kiệt số lượng đàn heo rừng trong tự nhiên, và đặc biệt là tránh trường hợp giả mạo heo rừng làm giảm giá trị thực của nó, gây hoang mang cho người sử dụng.

Các cơ quan chuyên môn như: Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống vật nuôi Bình Định, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định, viện chăn nuôi…cần có những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực chăn nuôi heo rừng để ngành chăn nuôi này ngày càng phát triển, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w