Thí nghiệm thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ

Một phần của tài liệu Thanh lọc tính chống chịu mặn của một số giống lúa cao sản ngắn ngày tại viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 36)

- Chiều cao cây: đo 10 ngày một lần, đo cây cao nhất (và chăm sóc cho đến khi giống IR29 chết gần như hoàn toàn), đo từ đáy khay đến chóp lá cao nhất theo từng lần lập lại. Riêng thí nghiệm trồng cây trong đất thì đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất, tính trung bình cho 2 lần lập lại, đơn vị tính cm.

- Khả năng chịu mặn: Khoảng 3 tuần sau khi thanh lọc mặn (khi giống IR29 chết gần như hoàn toàn) thì ghi nhận tính chống chịu mặn của các giống thanh lọc theo tiêu chuẩn của IRRI (bảng 3.4)

- Tỷ lệ sống sót: chỉ ghi nhận một lần ở thí nghiệm trồng cây trong đất sau khi giống IR 29 chết hoàn toàn ( cây mạ hoàn toàn vàng, không có mô xanh)

* Cấp chống chịu mặn được tính như sau:

Cấp chịu mặn = Tổng (Cấp n x số cây cấp n) / Tổng số cá thể thanh lọc mặn (với n là cấp thiệt hại từ: 1, 3, 5, 7, 9).

Bảng 3.4. Tiểu chuẩn đánh giá (SES) ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển (IRRI, 1997) Cấp Mô tả triệu chứng Đánh giá

1 3

5

7

9

Tăng trưởng bình thường không có vết cháy lá Gần như bình thường, nhưng đầu lá hoặc vài lá có vết trắng, lá hơi cuốn lại.

Tăng trưởng chậm lại; hết lá bị khô; một vài chồi bị

chết

Tăng trưởng bị ngưng lại hoàn toàn; hầu hết lá bị

khô; một vài chồi bị chết. Tất cả cây bị chết hoặc khô Chống chịu tốt Chống chịu Chống chịu trung bình Nhiễm Rất nhiễm Nguồn Gregorio và cs, 1997 * Xếp nhóm các giống lúa chống chịu mặn

Để so sánh mối tương quan giữa kiểu hình và kiểu gen của các giống lúa thử

nghiệm, chúng tôi tạm phân các giống lúa vào bốn nhóm theo thang điểm sau:

Bảng 3.5 : Phân nhóm chống chịu mặn Nhóm Phân nhóm chống chịu mặn Cấp I Chống chịu mặn tốt 1,0-3,0 II Chống chịu mặn khá 3,1-5,0 III Chống chịu mặn trung bình 5,1-7,0 IV Chống chịu mặn kém 7,1-9,0

Một phần của tài liệu Thanh lọc tính chống chịu mặn của một số giống lúa cao sản ngắn ngày tại viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 36)