Nhiệm vụ và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà HP (Trang 26)

1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích BCĐKT

- Phân tích tình hình biến động của Tài sản, Nguồn vốn, phân tích cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn; phân tích khả năng thanh toán.

- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích.

- Đưa ra các đề xuất, biện pháp phù hợp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

1.3.1.2.Phương pháp phân tích BCĐKT

Để phân tích BCĐKT thường hay sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp cân đối.

a/ Phương pháp so sánh:

- Thông qua so sánh cho phép xác định được sự biến động chung của chỉ tiêu phân tích để từ đó kết hợp với các phương pháp khác xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, biến động của các chỉ tiêu phân tích. - Các hình thức so sánh:

+ So sánh tuyệt đối: thể hiện mức biến động tăng (+) hay giảm (-) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.

+ So sánh tương đối : Có thể được tính bằng số % hoặc số lần, thể hiện mức độ biến động giữa 2 kỳ, kỳ phân tích so với kỳ gốc.

+ So sánh kết cấu: xác định tỷ trọng của 1 chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh.

b/ Phương pháp cân đối:

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất hiện nhiều mối quan hệ cân đối, cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh.

- Qua phương pháp này, các nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình và nhiệm vụ kinh doanh cụ thể để đánh giá tính hợp lý của sự biến động theo từng chỉ tiêu cũng như biến động về tổng giá trị tài sản và nguồn vốn.

Bên cạnh hai phương pháp trên, còn kết hợp với các phương pháp khác như: thay thế liên hoàn, chênh lệch…

I.3.2. Nội dung của phân tích bảng cân đối kế toán

I.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên BCĐKT.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, từ đó rút ra nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần tiến hành:

- Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản:

Thực hiện so sánh sự biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối năm so với đầu năm. Đồng thời xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của sự phân bổ. - Phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn:

Là việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Bên cạnh đó còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ an toàn trong việc huy động vốn.

Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản

Chỉ tiêu

Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch CN/ĐN Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B.TÀI SẢN DÀI HẠN

I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn

1.3.2.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính

cơ bản.

Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch CN/ĐN

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để thấy được hiệu quả hoạt động tài chính. Nếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, ít công nợ và ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp kém thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp không tốt, nhiều nợ khó đòi và bị chiếm dụng vốn. Các hệ số tài chính hay sử dụng:

Hệ số khả năng thanh toán = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng

thanh toán nhanh

= Tiền + tương đương tiền + Các khoản ĐTTCNH Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng = Tổng tài sản hiện có Tổng nợ phải trả

1.3.2.3. Phân tích khả năng sinh lời.

Để phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu năng quản lý của doanh nghiệp sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận/Tổng vốn = LN (EBIT) Tổng vốn

 Ý nghĩa của chỉ tiêu này: cho biết cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

LN/VCSH = LNst

Tổng vốn

 Ý nghĩa của chỉ tiêu này: cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

CHƯƠNG 2

THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA

VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HẢI PHÒNG

2.1. Tình hình, đặc điểm chung về Xí Nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà Hải Phòng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà Hải Phòng. Nhà Hải Phòng.

Căn cứ vào nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành xây dựng, đồng thời căn cứ vào quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng Việt Nam, ngày 25-05-1994 Giám đốc Công ty kinh doanh nhà Hải Phòng ra quyết định thành lập “Xí nghiệp sửa chữa và phát triển nhà”.

Xí nghiệp Sửa chữa và Phát triền nhà có:

- Trụ sở : Số 05 Hai Bà Trưng- Quận Lê Chân- Thành phố Hải Phòng. - Tên giao dịch: Xí nghiệp sửa chữa và phát triển nhà.

- Tên viết tắt: XN SC&PTN.

- Trực thuộc: Công ty kinh doanh nhà Hải Phòng

Từ năm 1994 đến năm 1999, tên gọi của Xí nghiệp là Xí nghiệp dịch vụ. Quy mô bao gồm: cửa hàng bán vật liệu và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá, gạch men, ngói, ống cống… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 2000 đến nay, khi thực hiện cơ chế thị trường, Xí nghịêp phải tự hoạt động một cách độc lập, tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, phải tự bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi. Vì vậy, một mặt Xí nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh cửa hàng, mặt khác nhận thêm nhiệm vụ sửa chữa nhà ở của công ty cho dân thuê, tự nhận các công trình bên ngoài.

Xí nghiệp SC&PTN là xí nghiệp trực thuộc Công ty kinh doanh nhà HP, có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại chi

Sau một thời gian hoạt động kinh doanh với tư cách là một xí nghiệp sửa chữa- kinh doanh và phát triển nhà, XN đã tìm được chỗ đứng trong ngành xây dựng HP. Để đưa tên tuổi của mình đến với mọi người, mọi nhà, XN đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại. Thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu sửa chữa, xây mới ngày càng gia tăng, XN đã khai thác thêm được nhiều sản lượng của các đơn vị trong và ngoài thành phố, từ đó nâng cao thêm thu nhập của mình. Không những vậy XN còn đảm nhận làm các thủ tục hành chính về nhà đất cho các đối tác, đã có hợp đồng đại lý với một số công ty nước ngoài đầu tư tại thị trường HP với khối lượng công trình thi công lớn.

Tuy nhiên để có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cả về mặt số lượng và chất lượng đòi hỏi tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong XN phải có sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết cao. Trong cơ chế thị trường mở cửa với sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế, XN phải tự hoàn thiện về mọi mặt để có thể phát triển vững mạnh và ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

2.1.2. Đặc điểm kinh doanh

Là đơn vị trực thuộc của Công ty Kinh Doanh Nhà - một công ty xây dựng lớn nhất trên thị trường Hải Phòng hiện nay, chuyên xây dựng và chịu trách nhiệm quản lý nhà Nhà nước tại Hải Phòng. Vì vậy XN được công ty giao cho trùng tu, sửa chữa, nâng cấp và cải tạo các công trình do công ty quản lý đã xuống cấp (nhà ở của dân, các cơ quan hành chính sự nghiệp…thuộc sở hữu của Nhà nước). Bên cạnh đó, XN cũng tự nhận thi công thêm các công trình bên ngoài.

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

- Sửa chữa cải tạo nhà.

- Xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Xây dựng, sửa chữa và phát triển nhà ở, trang trí nội thất.

- Chủ động khai thác, tham mưu cho công ty dự thầu thi công các công trình với các chủ đầu tư khác theo đăng ký kinh doanh và quy định của Nhà nước.

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

2.14.1. Những thuận lợi của XN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- XN có đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ, nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết về các kỹ thuật thi công công trình và xử lý các tình huống theo yêu cầu.

- Là một doanh nghiệp quốc doanh hạch toán độc lập, XN là đơn vị duy nhất của thành phố chuyên sửa chữa nhà thuộc sở hữu của Nhà nước bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hơn thế nữa, được sự quan tâm của ban ngành chủ quản nên XN luôn nhận được nguồn sản lượng của Công ty Kinh Doanh Nhà Hải Phòng giao cho.

- Bên cạnh đó Công ty vẫn đầu tư cho XN tiếp tục ổn định và từng bước phát triển.

- Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của toàn xã hội phát triển là cơ sở để phát huy năng lực, từng bước phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Quyền tự chủ cao trên mọi lĩnh vực, tạo điều kiện cho mọi người phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh.

- XN đã có thêm một bước đổi mới với bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả.

- Quan hệ ngoại giao của XN ngày càng được mở rộng và có uy tín trên thị trường.

2.1.4.2. Những khó khăn của XN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Mặc dù là doanh nghiệp quốc doanh nhưng XN hoạt động hoàn toàn bằng các nguồn vốn huy động và vốn đi vay do không được Nhà nước cấp. Do nguồn vốn hạn hẹp như vậy nên XN đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận hợp đồng xây mới các công trình bên ngoài, luôn phải cạnh tranh không những về uy tín, chất lượng mà còn về giá cả.

- Khi công trình hoàn thành phải phụ thuộc rất nhiều vào các phòng ban có liên quan, các cấp có thẩm quyền xét duyệt nên khâu thu hồi vốn chậm và không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Về xây dựng và sửa chữa các công trình nhà của Nhà nước trên địa bàn toàn thành phố Hải Phòng đều thuộc loại nhỏ, còn nhiều thủ tục rườm rà làm tiến độ thi công công trình chậm.

- Những biến động về giá cước vật liệu xây dựng trong thời gian vừa qua cũng gây ra rất nhiều trở ngại cho XN khi thực hiện thi công và bàn giao công trình.

2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN trong các năm gần đây

Biểu số 2.1: Một số chỉ tiêu và kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

1. Doanh thu 2.080.154.855 2.293.370.728 1.795.796.117 2. Lợi nhuận sau thuế 6.112.156 6.417.764 14.936.264 3.Thu nhập bình

quân/người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.150.858 1.208.401 1.375.320

4. Nộp ngân sách 4.747.960 4.985.357 27.626.664

(Nguồn số liệu được trích từ: Phòng Tài chính-kế toán)

Nhìn vào bảng biểu 2.1 ta thấy doanh thu năm 2008 thấp hơn năm 2006 và năm 2007, nguyên nhân là do trong năm 2008 chỉ tiêu tổng sản lượng của XN thấp (số lượng công trình hoàn thành thấp). Nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2008 lại tăng 1,3 lần so với năm 2007. Để có được kết quả như vậy, trong năm 2008 XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà đã làm tốt công tác tiết kiệm chi phí so với kế hoạch đề ra. Tổng chi phí trong năm 2008 của XN là 1.775.051.306 đồng, kế hoạch là 1.890.766.197 đồng, như vậy so với kế hoạch chi phí năm 2008 đã giảm 6,12%. Là một đơn vị thuộc ngành xây dựng cơ bản có chu kỳ sản xuất dài, thành phần và kết

thuộc vào từng giai đoạn công trình. Do vậy, nhìn chung trong năm 2008 XN đã hoàn thành tốt công tác tiết kiệm chi phí ở từng giai đoạn sản xuất.

2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà Hải Phòng. Nhà Hải Phòng.

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Để quản lý một cách chặt chẽ các đội công trình, các tổ sản xuất và quản lý một cách có hiệu quả nhất; XN đã tổ chức bộ máy quản lý thành các ban mà đứng đầu là ban giám đốc XN. Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, gồm có: ban kế hoạch kỹ thuật, ban tài chính kế toán, các đội xây dựng…

Nhìn chung bộ máy quản lý của XN được tổ chức hết sức gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của XN ( Xem biểu số 2.2).

ĐỘI XD SỐ 01 ĐỘI XD SỐ 02 ĐỘI XD SỐ 03 ĐỘI XD SỐ 04 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN QUẢN LÝ CÔNGTRÌNH

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban

- Ban giám đốc:

Ban giám đốc XN phải chịu trách nhiệm trước Công ty Kinh Doanh Nhà Hải Phòng về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của XN và là người đại diện theo pháp luật của XN, quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động chung.

Thành phần của ban giám đốc có: 01 giám đốc XN và 01 phó giám đốc kỹ thuật.

Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước cũng như tập thể các cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giám sát, điều hành các hoạt động của XN.

+ Nghiên cứu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết những phát sinh hàng ngày.

+ Kiểm tra để đảm bảo các phương tiện hoạt động an toàn, phù hợp với quản lý chung của XN và quy định của Nhà nước.

+ Nhận hồ sơ dự toán từ phòng kế hoạch của công ty để giao cho các đội và lập ra kế hoạch về chỉ tiêu thực hiện kế hoạch từng quý, năm.

- Phòng kế hoạch - kỹ thuật:

Gồm 01 Trưởng ban và 05 cán bộ giúp việc. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch- kỹ thuật:

+ Là ban tham mưu cho giám đốc XN về kế hoạch- kỹ thuật. + Giúp giám đốc xây dựng tổ chức sản xuất tháng, quý, năm. + Tìm nguồn vốn đầu tư.

+ Đề xuất cho giám đốc các biện pháp tổ chức quản lý, điều hành tiến độ sản xuất, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà HP (Trang 26)