Bảng 2.5 Các tuyến xe khách tại bến xe Mỹ Đình - Hà Nội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY,THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37 - 52)

Phòng Giáo dục và đào tạo Phòng Văn hóa và thông tin Phòng Lao động TB và XH Phòng Tư pháp Phòng Quản lý đô thị Phòng Kinh tế Phòng Y tế Phòng Tài chính Phòng Tài nguyên môi trường Phòng Thanh tra Nhà nước quận Phòng Thanh tra xây dựng TT PT quỹ đất và QLDT HTĐT Ban giải phóng mặt bằng

2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Tổng quỹ đất của Quận là 1202,96 ha. Khi mới thành lập, trong cơ cấu sử dụng, đất ở chiếm 28,2% tổng diện tích đất tự nhiên của Quận bằng 339,5 ha, trong đó đất làng xóm có diện tích 249,9 ha và đất ở đô thị có diện tích 95,6 ha, còn lại phần lớn đất đai là ruộng canh tác. Khu vực này tuy đang có những thay đổi theo hướng đô thị hóa, đặc biệt dọc theo các trục giao thông chính, song nhìn chung vào sâu trong làng xóm vẫn giữ được những nét cổ truyền như nhà ở thấp tầng, có sân vườn, mật độ xây dựng thấp. Đan xen với nhà ở là nhiều công trình di tích, Đình, Chùa làm nên cảnh quan chung của khu vực.

Do quá trình đô thị hóa của Quận diễn ra nhanh, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận đã thay đổi, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 5,6% trong tổng diện tích đất tự nhiên của Quận, đất ở đô thị là 651,64ha, chiếm tỉ lệ 54,18%, đất dành cho phát triển hạ tầng là 396,52 ha, chiếm 32,94%, trong đó đất dành cho giao thông chiếm 17,51%. Trong khi đó, những năm trước, đất dành cho giao thông trên địa bàn Quận chỉ chiếm 7 – 8%. Hiện tại, quỹ đất chưa sử dụng của Quận còn 8,64 ha. Trong tương lai, quỹ đất này dành cho đầu tư phát triển các khu đô thị và dành cho phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch Quận đến năm 2020, diện tích đất dành cho giao thông tăng lên 19,35%.

Bảng 2.3 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất quận Cầu Giấy năm 2010

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ chiếm đất (%) Ghi chú Tổng diện tích đất tự nhiên 1202,96 100 1 Đất nông nghiệp 67,54 5,6

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 21,52 1,78 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản -

1.3 Đất nông,lâm nghiệp khác 46,02 3,8

2.1 Đất ở 651,64 54,18 Thuần đất ở 2.2 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 70,92 5,89

2.3 Đất quốc phòng, an ninh 49,02 4,07

2.4 Đất khu công nghiệp 7,70 0,64

2.5 Đất hoạt động khoáng sản - - -

2.6 Đất phát triển hạ tầng 396,52 32,94

2.6.1 Đất giao thông 210,77 17,51

2.6.2 Đất thủy lợi 10,44 0,87

2.6.3 Đất cơ sở văn hoá 57,42 4,77

2.6.4 Đất cơ sở y tế 17,97 1,49

2.6.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 90,14 7,49

2.6.6 Đất cơ sở thể dục- thể thao 4,61 0,38

2.6.7 Đất chợ 4,19 0,35

2.6.8 Đất công cộng khác 0,98 0,08

2.7 Đất tôn giáo tín ngưỡng 5,57 0,46 2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,37 1,03 2.9 Đất du lịch, danh lam thắng cảnh 2,34 0,19

3 Đất chưa sử dụng 8,64 0,72

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội 2010)

2.2.2Tình hình đi lại

- Hướng di chuyển chủ yếu: Hướng di chuyển chủ yếu trên địa bàn quận gồm 2 hướng chính. Từ khu vực ngoài đi vào trong Quận và từ Quận ra các vùng xung quanh

+ Hướng từ ngoại thành vào Quận theo các tuyến vành đai như: đường 32 – đường Hồ Tùng Mậu, cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng, đường vành đai 3 – Trần Duy Hưng, đường Láng, Hòa Lạc – Trần Duy Hưng, đường Láng, Hòa Lạc – Phạm Hùng…

+ Trong nội thành, hướng từ các Quận khác vào Cầu Giấy và từ quận Cầu Giấy tỏa đi các quận khác theo các trục đường xuyên tâm như đường Láng, đường Bưởi,

đường Hoàng Quốc Việt, đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Hoàng Đạo Thúy, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Nguyễn Khánh Toàn…

- Ùn tắc: Do trên địa bàn Quận tập trung nhiều tuyến đường chính, mật độ tham gia giao thông lại đông nên thường xuyên xảy ra ùn tắc trên nhiều tuyến đường vào giờ cao điểm, buổi sáng từ 7h – 8h, buổi trưa từ 11h – 12h, buổi chiều từ 4h30 – 6h. Các điểm thường xảy ra ùn tắc như là đường Phạm Văn Đồng, đường Láng, đường Xuân Thủy – Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Lê Văn Lương; các điểm nút giao thông như đảo giao thông Cầu Giấy, ngã tư Phạm Hùng – Trần Duy Hưng – Láng, Hòa Lạc – Khuất Duy Tiến, ngã ba Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt, nút giao thông Voi Phục – Cầu Giấy… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3 Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị 2.2.3.1 Hệ thống giao thông động

Hệ thống giao thông thông trên địa bàn Quận Cầu Giấy được hình thành và phát triển mạnh từ năm 1997 (khi thành lập Quận). Hệ thống các tuyến đường được đầu tư phát triển thành một mạng lưới khá dầy với những tuyến đường khung hiện đại, to và đẹp. Nhìn vào bản đồ quận, có thể thấy, tuyến đường Quận được quy hoạch theo ô bàn cờ. Mạng lưới giao thông chính của các đô thị Cầu Giấy là các đường vành đai và các trục xuyên tâm. Mạng lưới này không chỉ có ý nghĩa về giao thông đơn thuần mà còn là đường ranh giới khống chế sự phát triển đô thị theo quy hoạch như đường Láng, đường Bưởi, đường Hoàng Quốc Việt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Lê Văn Lương. Ngoài ra còn có các đường xuyên tâm để nối kết các khu vực đô thị với khu trung tâm và cũng để nối kết các đường vành đai lại với nhau như đường Trần Duy Hưng, đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, đường Hồ Tùng Mậu, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Nguyễn Phong Sắc.

Bảng 2.4 Hiện trạng một số tuyến đường chính trên địa bàn Quận

Tuyến đường Bề rộng (m) (B=Bh +Bmđ + Bpc +Bmđ + Bh) Vị trí Hiện trạng đường

Đ.Hoàng

Quốc Việt 8+15,5+3+15, 5+8 = 50

Điểm đầu là dốc bưởi, điểm cuối giao cắt với đường Phạm Văn Đồng.

Được xây dựng từ những năm 1995, dài hơn 1,3km, hiện trạng mặt đường còn tốt, lưu thông ít bị ùn tắc. Điểm hay ùn tắc là nút giao giữa đường 69, đường Nguyễn Phong Sắc, đường Phạm Văn Đồng. Đ.Nguyễn Phong Sắc kéo dài 8+15,5+3+15, 5+8 = 50

Chạy giữa trung tâm Quận (Từ phía Bắc đến phía Nam), nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến các tuyến đường thuộc khu ĐTM Cầu Giấy

Được xây dựng từ năm 2002 nhưng đến nay chưa hoàn thành do vướng mắc trong công tác đến bù, GPMB (đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến đường Tô Hiệu). Điểm hay bị ùn tắc là nút giao với đường Cầu Giấy và đường Tô Hiệu.

Đ.Cầu Giấy Đ.Xuân Thủy Đ. Trần Duy Hưng 8+15,5+13+15 ,5+8 = 60

Điểm đầu nối với đường Nguyễn Chí Thanh, tại cầu Trung Hòa, điểm cuối giao cắt với đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến.

Được xây dựng từ những năm 1998, dài hơn 1,6km. hiện trạng đường còn tốt, lưu thông ít bị ùn tắc. Điểm hay bị ùn tắc là nút giao giữa đường Láng với cầu Trung Hòa, nút giao với các đường nhánh.

(Nguồn: Tổng hợp Phòng Quản lý đô thị) Bên cạnh hệ thống tuyến đường bộ khá đồng bộ, hệ thống cầu vượt được tổ chức nhằm giảm thiểu mật đô giao thông giao nhau tại các ngã tư lớn như cầu vượt Mai Dịch. Hệ thống cầu và hầm dành cho người đi bộ cũng được Thành phố và Quận tập trung đầu tư để giải quyết những điểm ùn tắc, hay xảy ra tai nạn như cầu vượt tại bến trung chuyển Cầu Giấy, đại học Giao thông vận tải…Chỉ tính riêng trên

đường Phạm Hùng đã có 4 hầm đường bộ, và trên đường Trần Duy Hưng có 3 cầu đi bộ.

2.2.3.2 Hệ thống giao thông tĩnh

Trên địa bàn quận có 2 bến đỗ xe lớn là trạm chung chuyển chung của cả thành phố và cả nước, đáp ứng nhu cầu đi lại rất lớn của người dân trong nội thành cũng như thành phố với các tỉnh.

- Bến xe khách Mỹ Đình là một bến xe mới được đầu tư xây dựng hiện đại nhất Hà Nội, cơ sở vật chất khá khang trang, bến bãi rộng rãi, giao thông thuận lợi, mỗi ngày có thể đón 500 đến 600 lượt xe, với khoảng 10.000 lượt khách. Hơn nữa, lại nằm bên đường vành đai 3 nên bến xe có một vị trí thích hợp để thu hút khách. Hiện, bến xe Mỹ Đình có 48 tuyến xe tỏa đi các khắp các tỉnh phía Bắc

Bảng 2.5 Các tuyến xe khách tại bến xe Mỹ Đình - Hà Nội

TT Tuyến đường Số chuyến TT Tuyến đường Số chuyến TT Tuyến đường Số chuyến 1 Yên Bái 25 17 Vĩnh Tường 10 33 Thanh Thuỷ 10 2 Tuyên

Quang

50 18 Thái Thuỵ 3 34 Cái Rồng 5

3 Phú Thọ 45 19 Lạng Sơn 25 35 Lạc Sơn 2 4 Yên Lập 20 20 Đại Từ 2 36 Bình Lục 3 5 Thanh Sơn 25 21 Hưng Yên 2 37 Nghĩa Hưng 3 6 Ấm Thượng 20 22 La Tiến 2 38 Nho Quan 5 7 Cổ Tiết 2 23 Hưng Hà 3 39 Ninh Bình 1 8 Trung Hà 5 24 Quỳnh Côi 8 40 Tân Lạc 2 9 Đá Chông 7 25 Kiến Xương 2 41 Cao Phong 2 10 Tản Hồng 4 26 Kim Sơn 3 42 Chiêm Hoá 5 11 Vĩnh Yên 3 27 Chăm Mát 28 43 Đông Hưng 8 12 Lập Thạch 15 28 Điện Biên 2 44 Bắc Kạn 4 13 Cao Bằng 20 29 Chi Nê 2 45 Giao Thuỷ 3 14 Cẩm Phả 30 30 Cẩm Khê 27 46 Đò Quan 60

15 Lào Cai 2 31 Bãi Cháy 29 47 Thái Nguyên 25 16 Hà Giang 5 32 Hoà Bình 28 48 Việt Trì 30

- Bến trung chuyển xe buýt. Trước đây tại Hà Nội chưa có các điểm trung chuyển cho xe buýt trong khi một số điểm dừng nằm tại các ngã tư là nơi giao nhau của các trục đường lớn có thể có tới hơn 10 tuyến xe chạy qua. Tháng 6/2005, điểm trung chuyển Cầu Giấy đã được thiết kế như một dự án thí điểm tại một vị trí là cửa ngõ vào thành phố và có 15 tuyến buýt qua lại với lưu lượng hành khách mỗi ngày đạt khoảng 15.000 lượt (cả khách lên và xuống). Trước khi được quy hoạch lại, tình trạng hành khách lên xuống xe rất lộn xộn, thường gây cản trở giao thông và số lượng nhà chờ xe buýt lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả số khách cần chuyển tuyến

Bên cạnh hạng mục xây dựng một bờ ke trung tâm dài 100 mét quy tụ tất cả các điểm dừng vào cùng một chỗ với hai dãy nhà chờ quay ra hai bên, các quầy vé, bãi để xe đạp, xe máy và nhà vệ sinh công cộng cũng đã được bố trí tại đây. Trước khi tiến hành quy hoạch điểm trung chuyển này, các chuyên gia Pháp cũng đã thực hiện một mô hình mô phỏng động trên máy tính để nghiên cứu các luồng di chuyển của hành khách cũng như hoạt động của các xe buýt tại điểm trung chuyển.

Mô hình bến trung chuyển xe buýt ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) được các chuyên gia chương trình châu Á mở rộng PRO ECO của Liên minh châu Âu đánh giá là rất thành công

- Bên cạnh 2 bến xe lớn, hệ thống bến bãi đỗ xe khu vực được quy hoạch theo quy hoạch từng phường với tổng số khoảng 600 xe.

2.2.3.3 Giao thông công cộng

Giao thông công cộng trên địa bàn Quận cũng như thành phố chủ yếu là hệ thống xe buýt. Mạng lưới các tuyến hoạt động khá dầy. Hiện tại, có 39/60 tuyến xe buýt của thành phố hoạt động trên địa bàn Quận. Là nơi tập trung rất nhiều tuyến xe buýt chạy qua, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại ở đây đặc biệt là vào giờ tan tầm do ở đây tập trung rất nhiều các trường Đại học lớn như trường ĐH Giao thông vận tải, ĐH Luật, ĐH Quốc Gia, ĐH Thương Mại…Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, hầu hết các tuyến xe buýt đều được tăng cường và chạy khuya như 26, 32. Tuy nhiên, giao thông trên địa bàn Quận vẫn chưa có tuyến đường dành riêng cho xe buýt nên ảnh hưởng nhiều đến giao thông nói chung do xe to, chiếm hầu hết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phần đường cho các xe khác, và tình trạng tạt đầu xe khác để vào bến đón khách rất nguy hiểm.

Các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn Quận: 07, 09, 13, 14, 16, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 34, 35, 38, 39.

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

2.3.1 Bộ máy hành chính thực hiện chức năng quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận

Thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông trên địa bàn Quận có sự phối hợp của nhiều phòng ban như:

- Ban quản lý dự án Quận: Thay mặt UBND Quận tổ chức thực hiện quản lý các dự án giao thông lớn (thẩm định, quản lý thi công xây dựng…)

- Trung tâm phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị: Thực hiện công

tác duy tu bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp các tuyến đường liên Phường.

- Phòng Quản lý đô thị: Thực hiện công tác quản lý việc khai thác sử dụng các

tuyến đường vào mục đích kinh doanh như thuê vỉa hè đỗ xe, vận chuyển vật liệu, thuê lắp đặt các trạm BTS…và quản lý việc xâm hại hạ tầng giao thông như đào đường.

- Thanh tra nhà nước Quận và thanh tra xây dựng: Phối hợp để thực hiện công tác quản lý hệ thống giao thông, thực hiện thanh tra, tuần tra và xử lý các vi phạm về xây dựng, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường…

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn Quận

2.3.2.1 Công tác quản lý quy hoạch

Quận Cầu Giấy đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 43/1999/QĐ - UB ngày 29/5/1999 quy hoạch tỉ lệ 1/2000. Trong những năm qua, UBND Quận tiếp tục được thành phố phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng 13 dự án và một số dự án quy hoạch các khu đô thị bản đồ tỉ lệ 1/500.

Thực hiện quyết định số 48/2006/QĐ - UB ngày 11/4/2006 của thành phố Hà Nội và quyết định số 3237/QĐ - UBND ngày 20/9/2007 về việc phân cấp thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và xây

dựng điểm dân cư nông thôn, UBND Quận Cầu Giấy đã lập được 3 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích khoảng 110ha. Các tuyến đường dân sinh, trục đường lớn và các bến bãi đỗ xe được thể hiện trong từng bản quy hoạch.

- Năm 2007: Cắm mốc các tuyến đường quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Yên Hòa tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa khu vực làng Cót”

- Năm 2008: Cắm mốc các tuyến đường quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Quan Hoa tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa”.

- Năm 2009: Quy hoạch trong dự án “Quy hoạch chi tiết phường Dịch Vọng Hậu tỷ lệ 1/500 điểm dân cư đô thị hóa”.

- Hiện nay đang tiến hành lập dự án quy hoạch 2 khu chức năng đô thị phường Mai Dịch và phường Dịch Vọng.

Các công trình xây dựng do Phường và Quận làm chủ đầu tư đều được thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các quy hoạch được lập theo tỷ lệ 1/500 đều được cắm mốc và bàn giao cho phường quản lý, làm cơ sở để cấp giấy phép xây dựng cũng như việc quản lý xây dựng các công trình trên địa bàn theo đúng quy hoạch.

2.3.2.2 Công tác quản lý đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là công tác cần thiết để phát triển hệ thống giao thông đô thị hiện đại nhất là đối với Quận mới phát triển như Quận Cầu Giấy. Tính riêng giai đoạn 2005 – 2010, nhiều dự án các tuyến đường đã được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng như đường Doãn Kế Thiện kéo dài, đường chợ xanh kéo dài, đường Tô Hiệu kéo dài, đường Yên Hòa – vành đai 3, đường Doãn Kế Thiện – đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài – đường vành đai 3, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài…

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY,THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 37 - 52)