Diễn biến tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr (Trang 30)

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2 Diễn biến tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng

trong các tháng

3.3.2.1. Diễn biến tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng

Bảng 3.3: Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng

Ngày Tổng số sâu Số sâu non (con) Tỷ lệ sâu (%) Số nhộng (con) Tỷ lệ nhộng (%) Số trưởng thành (con) Tỷ lệ TT(%)

11/07/2010 135 135 100 0 0 0 0 25/07/22010 117 117 100 0 0 0 0 08/08/2010 154 144 93.3 4 2.42 6 4.2 22/08/2010 122 108 88.4 10 7.97 4 3.62 05/09/2010 147 137 93 6 4.4 4 2.53 19/09/2010 117 110 94.3 5 4 2 1.6 03/10/2010 127 119 94 5 3.7 3 2.22 17/10/2010 119 108 90.7 9 7.56 2 1.7 31/10/2010 148 133 89.7 7 4.7 8 5.4

Hình 2: Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng

Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ của pha sâu tương quan nghịch với pha nhộng và trưởng thành cụ thể:

- Tỷ lệ sâu non đạt cao nhất là 100% vào tháng 7 (11 và 25/7), thấp nhất là 88.4% vào ngày 22/08/2010, như vậy tỷ lệ sâu non trong thân cây luôn cao hơn 80%.

- Tỷ lệ nhộng đạt cao nhất là 7,97% vào ngày 22/08/2010, thấp nhất là tháng 7, không có con nhộng trong thân cây

- Tỷ lệ trưởng thành đạt cao nhất là 5,4% vào ngày 31/10/2010, và tương tự mật độ nhộng, không có con nào vào tháng 7.

Thời gian phát dục của các pha phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ, tỷ lệ sâu non luôn lớn hơn tỷ lệ nhộng và TT rất nhiều, điều này do thời gian hoàn thành pha sâu dài, pha nhộng và TT ngắn. Tháng 7 chỉ có sâu non mà không thấy nhộng, trưởng thành trong các thân cây điều tra được, do tháng 7 nhiệt độ cao, nên thời gian tồn tại của pha nhộng và TT vào tháng 7 ngắn hơn các tháng sau. Tháng 8 ẩm độ cao nên thời gian sống của nhộng và TT cao hơn, tỷ lệ nhộng, TT cao, tỷ lệ sâu non là thấp nhất trong các tháng.

3.3.2.2. Diễn biến mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng

Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ gây hại của các pha phát dục của sâu đục thân trên cây cà phê như sâu non, nhộng, trưởng thành. Biết được mật độ sâu hại ta có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ cho hiệu quả với các loài sâu non hay trưởng thành, đặc biệt là tiêu diệt, ngăn chặn trưởng thành đẻ trứng vào thân cây, ngăn chặn sâu non tuổi 1, 2 đục vào trong thân gây chết cây, kết quả điều tra mật độ sâu non được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng

ngày Số cây ĐT Tống số sâu MĐ sâu non (Con/cây) Tổng số nhộng MĐ nhộng (Con/cây) Tổng số trưởng thành MĐ TT Con/cây 11/07/2010 30 135 4.5 0 0 0 0 25/07/2010 30 119 3.97 0 0 0 0 08/08/2010 30 154 5.13 4 0.13 7 0.23 22/08/2010 30 122 4.067 11 0.367 6 0.167 05/09/2010 30 147 4.9 7 0.233 4 0.133 19/09/2010 30 116 3.87 5 0.167 2 0.066 03/10/2010 30 127 4.23 5 0.167 3 0.1 17/10/2010 30 119 3.97 13 0.43 5 0.167 31/10/2010 30 148 4.93 7 0.233 9 0.3

Hình 3: Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng

Tại xã Chiềng Pha năm 2010 các pha sâu non, pha nhộng, trưởng thành có mặt trên vườn cà phê ở tất cả các tháng điều tra. Nhưng mật độ của chúng có khác nhau. Cụ thể như sau:

Sâu non: Có mặt trong tất cả các tháng điều tra nhưng mật độ cao nhất là ngày 08/08/2010, có 5,13 con/cây do khoảng từ tháng 7 đến đầu tháng 8 tại Chiềng Pha nhiệt độ khá cao, trời nóng, sau đó đến ngày 31/10/2010, do tháng 10 số giờ nắng cao, lượng mưa rất thấp. Mật độ sâu thấp nhất vào giữa tháng 9 (19/09/2010) qua đó ta có thể nhận xét rằng sâu non xuất hiện nhiều lúc nhiệt độ cao, trời nắng, nóng, ít mưa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc phòng trừ sâu borer, khi ta thấy trời nắng nóng ít mưa phải tăng cường thăm vườn, điều tra sâu, phát hiện sớm, tiêu diệt trong thời gian sâu sống trong cây, nếu cây mới bị sâu hại, sâu còn ở tuổi nhỏ thì có thể phun thuốc, quét hỗn hợp thuốc, vừa cứu sống cây, vừa tiêu diệt sâu, ngăn chặn sâu hóa trưởng thành và bay ra ngoài đẻ trứng, gây hại cây khác. Còn nếu cây đã bị hại nặng thì nên chặt bỏ ngay vì lúc này cây không có khả năng phục hồi phần thân trên chỗ sâu đục, vừa tránh sâu hóa

trưởng thành bay ra đẻ trứng gây hại cây khác. Vì một con trưởng thành cái có thể đẻ trứng ở nhiều cây nên sức phá hoại là rất lớn, ảnh hưởng tới cả vườn cà phê.

Nhộng: Mật độ nhộng cao nhất vào 17/10/2010 là 0,43 con/cây, đặc biệt tháng 7 không phát hiện thấy nhộng trong thân cây bị sâu đục, nhưng tháng 8 thì phát hiện thấy một số trưởng thành trong thân cây điều này cho thấy thời gian từ nhộng tới trưởng thành của sâu đục thân mình trắng tại Chiềng Pha là nhỏ hơn 15 ngày (theo Giáo trình côn trùng chuyên khoa [5], từ nhộng đến trưởng thành từ 10-25 ngày, khi nhiệt độ trung bình từ 23.6-260C). Số lượng nhộng tăng giảm không theo chu kì, điều này cho thấy tại Chiềng Pha sâu đục thân phát sinh quanh năm, nhưng cũng có cao điểm ta cần điều tra nhiều năm để phát hiện quy luật phát sinh, gây hại từ đó đưa ra các biện pháp phòng.

Trưởng thành: trưởng thành ra rộ vào cuối tháng 10 (31/10/2010) với mật độ 0,3 con/cây, lúc này thời trời ít mưa, nắng nhiều, độ ẩm thấp. Sau đó tới tháng 8 mật độ là 0,23 con/cây (ngày 08/08/2010), 0,167 con/cây (ngày 22/08/2010) thời gian đó có mưa nhiều, qua đó cho ta thấy trưởng thành ra rộ vào lúc trời khô, nắng nóng, ẩm độ thấp. Lúc trời mưa, nhiệt độ thấp thì trưởng thành nằm yên trong cây chờ điều kiện ấm áp mới chui ra ngoài.

Qua đây cho thấy ta cần lưu ý các công tác phòng trừ cần bắt đầu sớm, thường xuyên, đặc biệt chú ý thăm vườn vào các tháng có nhiệt độ cao, số giờ chiếu sáng nhiều. Để đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, nhằm giảm tối thiểu mức gây hại của sâu đục thân mình trắng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm công lao động, bảo vệ môi trường.

Sơn La nói chung, Chiềng Pha nói riêng thiếu hệ thống dẫn nước tưới cho vườn cà phê, điều này đặc biệt nghiêm trọng vào thời kỳ ra hoa, tạo quả và thời kỳ khô nóng sâu đục thân phát triển mạnh nên cần áp dụng các biện pháp canh tác để giữ ẩm đất, chính quyền cần quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi để khắc phục vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả trồng cà phê, phát triển cây cà phê bền vững, chống mất mùa tạo tâm lý yên tâm cho người dân trồng cà phê.

3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ sâu đục thân mình trắng

3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỷ lệ cây bị sâu đục thân mình trắng gây hại

Cây cà phê có nguồn gốc ở dưới tán rừng, thích nghi với điều kiện có cây che bóng, khi trồng cà phê cần trồng cây che bóng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cà phê chè cần có độ che bóng từ 30% đến 70%, thông thường là trên dưới là 50%. Hơn nữa đặc điểm của cây cà phê là kém chịu gió vì lá dễ rụng, đặc biệt là khi cây còn nhỏ, khi mà khả năng tự che chắn lẫn nhau còn thấp và bộ rễ chưa phát triển đầy đủ, cây có thể bị long gốc khi có gió to. Khi cây cà phê còn nhỏ cần có cây che bóng và chắn gió. Cây che bóng bảo vệ cây cà phê khỏi mưa to, mưa đá, gió hại, làm đất không bị dí chặt đất do mưa nhiều; hạn chế sự bốc nước do hạn chế sự mất nước và chống cỏ dại. Mặt khác, chúng cung cấp dinh dưỡng thông qua lượng cành lá phải tỉa hàng năm, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất (vườn cây cho năng suất bền, ổn định, khắc phục hiện tượng sản lượng năm cao năm thấp) cây trồng chính do lá cây khi rụng xuống sẽ cung cấp cho đất một phần chất hữu cơ và có tác dụng che phủ đất, tăng dinh dưỡng cho đất, giữ cân bằng sinh thái. Cây che bóng còn có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ, yêu cầu được che bóng nhất định. Ánh sáng tán xạ làm kéo dài thời gian chín của quả, tạo điều kiện để hạt tích lũy đầy đủ các hợp chất thơm tạo hương vị cà phê, giảm nhiệt độ cho vườn cà phê khi trời nắng nóng, nâng cao nhiệt độ khi trời lạnh. Hơn nữa còn hạn chế hiện tượng phân hóa mầm hoa quá mức, quá sớm sẽ dẫn tới cây bị khô kiệt, khô cành, khô quả, cây chóng bị suy tàn, rút ngắn chu kì kinh doanh. Đặc biệt hạn chế sự gây hại của sâu borer, và hạn chế sương muối mùa đông- một vấn đề thời tiết cần được lưu tâm đối với vùng Chiềng Pha.

Cây che bóng phổ biến hiện nay là cây họ đậu Xina, mật độ trồng 6m x 6m- 9 x 9m, trồng đồng thời với cây cà phê, cần thường xuyên tỉa bỏ để tán cây che bóng cách tán cây cà phê 4m. Trong điều kiện mới trồng khi cây cà phê chưa đủ

độ che bóng cần trồng xen cây che bóng tạm thời như cây muồng, điền thanh… vào giữa hai hàng cà phê, theo Vũ Khắc Nhượng và CS (1989) [7].

Trong quá trình điều tra tại Chiềng Pha, chúng tôi nhận thấy đa số người dân trồng cây che bóng cho cà phê, những cây thường dùng là: xoài, trẩu, muồng,… Gần đây người dân có trồng cây mỡ, tán rộng, nhanh lớn, gỗ có nhiều tác dụng. bên cạnh đó cũng có vườn chỉ trồng cà phê mà không trồng cây che bóng (vườn thuần). Để đánh giá ảnh hưởng của cây che bóng đến tỷ lệ gây hại của sâu đục thân mình trắng đối với cà phê, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ cây cà phê bị hại bởi sâu đục thân mình trắng trên 3 vườn có cây che bóng và 3 vườn cây không có cây che bóng, kết quả ở bảng 3.5

Bảng 3.5 : Tỷ lệ (%) cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại ở vườn có cây che bóng và vườn không có cây che bóng

Ngày ĐT Vườn có cây

che bóng (%)

Vườn không có cây che bóng (%) 04/07/2010 0.56 5.56 11/07/2010 1.13 7.63 18/07/2010 2.26 8.19 25/07/2010 2.82 9.04 01/08/2010 3.1 10.73 08/08/2010 2.82 10.17 15/08/2010 1.98 8.76 22/08/2010 1.69 7.9 29/08/2010 1.13 7.34 05/09/2010 1.69 8.19 12/09/2010 2.26 9.6 19/09/2010 2.54 11.02 26/09/2010 3.1 11.86 03/10/2010 3.67 12.43 10/10/2010 3.95 12.71 17/10/2010 3.67 12.99

24/10/2010 3.67 14.4

31/10/2010 4.52 15.82

TB (%) 2.59 b 10.24 a

LSD 5% 0.0278249

CV% 17.1%

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ cây bị hại của vườn có cây che bóng tỷ lệ cây bị hại thấp hơn hẳn. Phân tích thống kê ở độ tin cậy 95% cho thấy sự khác nhau về tỷ lệ cây cà phê bị hại do sâu đục thân mình trắng giữa hai loại vườn là có ý nghĩa. Qua các tác dụng như đã nói trên thì trồng cây che bóng là một biện pháp hoàn toàn hợp lí cây sinh trưởng tốt, năng suất cao hơn, tuy nhiên tại nhiều vùng của tỉnh Sơn La hiện nay việc trồng cây che bóng bị xem nhẹ do yêu cầu thâm canh cao và cây cà phê có một loại dịch hại phổ biến, gây hại nghiêm trọng là rệp, mà rệp thì ưa sống trong điều kiện có cây che bóng, nên khi trồng cây che bóng trên vườn cà phê ta cần xem xét thời tiết và tình hình dịch hại tại thời điểm đó để quyết định thiết kế trồng cây che bóng như thế nào cho hợp lí, phát huy tối đa tác dụng của cây che bóng.

3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại

Tuổi cây khác nhau thì chất lượng gỗ khác nhau, đường kính thân cây khác nhau nên đường đục, mức độ gây hại của sâu đục thân cũng khác nhau, để đánh giá mức độ gây hại của sâu đục thân với cây cà phê ở các loại tuổi khác nhau tôi tiến hành điều tra trên vườn cà phê tuổi 2, 3, 4, 5, 10 với cùng điều kiện chăm sóc, đất đai, địa hình. Thu được kết quả như ở bảng 3.6

Bảng 3.6 : Tỷ lệ (%) cây cà phê ở các độ tuổi bị sâu đục thân mình trắng gây hại

Ngày ĐT vườn tuổi 2 vườn tuổi 3 vườn tuổi 4 vườn tuổi 5 vườn tuổi 10 11/07/2010 0 0 2.54 4.24 8.47 18/07/2010 0 0 2.54 3.39 7.63

25/07/2010 0 0 2.54 3.39 8.47 01/08/2010 0 0 2.54 3.39 10.17 08/08/2010 0 1.69 2.54 4.24 12.71 15/08/2010 0 0.85 1.69 2.54 12.71 22/08/2010 0 1.69 2.54 3.39 11.01 29/08/2010 0 1.69 2.54 4.23 9.32 05/09/2010 0.85 2.54 3.39 5.08 11.01 12/09/2010 1.69 3.39 4.23 5.93 12.71 19/09/2010 1.69 4.23 5.08 6.78 15.25 26/09/2010 2.54 5.08 5.08 6.78 16.1 03/10/2010 2.54 5.08 5.93 7.62 18.64 10/10/2010 2.54 4.23 6.78 7.62 18.64 17/10/2010 3.39 4.23 6.78 8.47 20.34 24/10/2010 3.39 4.23 7.63 8.47 22.03 31/10/2010 3.39 5.08 8.47 10.17 23.7 TB (%) 1. 47e 3.02d 4. 43c 5. 87 b 14. 8 a 5%LSD 0.0549237 CV% 29.5 %

Kết quả cho thấy tuổi cây càng cao thì tỷ lệ cây bị hại càng nặng. Kết quả phân tích thống kê ở độ tin cậy 95% cho thấy ở các tuổi cây khác nhau thì tỷ lệ cây bị hại là khác nhau có ý nghĩa. Qua điều tra mật độ sâu hại tôi phát hiện được cây cà phê tuổi 2, 3 thường bị sâu hại ở gần gốc, đường đục thẳng, hướng lên trên, kích thước, khối lượng, số lượng sâu thường nhỏ hơn trong khi sâu đục thân ở vườn tuổi 5, 10 thì đường đục ngoằn ngoèo, đường đục thường hướng lên trên, một số đục xuống dưới, kích thước, khối lượng, số lượng sâu thường nhiều hơn, sâu có thể đục cả vào cành cấp 1. Giải thích cho sự khác nhau này theo tôi vườn cà phê lâu năm chất lượng gỗ tốt hơn, thân cây to hơn nên thức ăn nhiều hơn, sâu non được bảo vệ tốt hơn và có sự tích lũy, phát triển dần số lượng sâu,

sự phá hoại lây lan từ cây bị hại sang cây bình thường tăng theo thời gian hơn nữa vỏ cây của cây cà phê tuổi lớn bị nứt nẻ, bị các các loài dịch hại khác phá hại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xén tóc cái đẻ trứng, thực tế điều tra tôi thấy vườn cà phê tuổi 2 có thể bị hại nặng nếu nó ở gần một vườn cà phê tuổi lớn hơn bị hại nặng vì xén tóc cái có khả năng bay tới đẻ trứng ở các vườn xung quanh nơi chúng vừa hóa trưởng thành.

3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại

Với mọi loại cây trồng chế độ chăm sóc tốt làm cây sinh trưởng phát triển tốt, sức chống đỡ với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt và dịch hại cao, phát huy được tiềm năng năng suất của giống, cây cà phê cũng vậy, chăm sóc tốt làm thân cành phát triển, lá xanh tốt, che kín thân cây hạn chế xén tóc cái bay vào đẻ trứng vì loài này thường chỉ hay đẻ trứng vào cây có cấu trúc “hở”. Cây cà phê chè Catimor được lai tạo, thiết kế cấu trúc theo hướng kín nhưng muốn đạt được

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w