Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Xác định môi trường tối ưu để thu sinh khối và enzyme của vi khuẩn Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus. Thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học (Trang 52 - 53)

5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Đối với Bacillus subtilis

Trong số 5 loại môi trường nhân giống cấp 1 là Edward, Nomura, Fragie, Rỉ đường có bổ sung 2% tinh bột và pepton-gelatin, chúng tôi ghi nhận môi trường rỉ đường có bổ sung 2% tinh bột là môi trường có khả năng cho sinh khối và hoạt độ enzyme amylase và protease cao nhất với số lượng tế bào là 19,2 × 109 cfu/ml, hoạt độ amylase là 256 (Wo/ml) và protease là 128 (Hđp/ml).

Môi trường A là môi trường nhân giống cấp 2 có khả năng cho sinh khối và hoạt độ enzyme amylase, protease cao nhất với số lượng tế bào là 345,67×1010 cfu/g, hoạt độ amylase là 160 (Wo/ml) và protease là 80 (Hđp/ml).

Sau khi sản xuất chế phẩm chứa Bacillus subtilis có số lượng tế bào là 589 × 109

cfu/g, hoạt độ amylase là 160 (Wo/ml) và protease là 80 (Hđp/ml).

Sau thời gian bảo quản 10, 20 và 30 ngày ở nhiệt độ phòng chúng tôi nhận thấy số lượng tế bào có giảm nhưng hoạt độ enzyme amylase và protease không thay đổi.

5.1.2. Đối với Lactobacillus acidophilus

Trên môi trường sữa đặc có đường, độ chua và số lượng của tế bào tăng dần khi nồng độ sữa tăng dần. Số lượng vi khuẩn và độ chua cao nhất ở nồng độ 25% sữa và cho số lượng tế bào là 21,96 × 109 cfu/ml và độ chua là 1,1093g/100 ml.

Đối với môi trường sữa đậu nành số lượng và độ chua cao nhất ở môi trường NB15. Số lượng tế bào là 73,1 × 109 cfu/ml và độ chua là 1,6g/100 ml.

Chế phẩm chứa Lactobacillus acidophilus sau khi sản xuất có số lượng tế bào là 38 × 106

cfu/g. Sau thời gian bảo quản số lượng tế bào giảm nhanh vào 10 ngày đầu sau đó giảm dần sau thời gian bảo quản.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Cần khảo sát thêm khi nuôi cấy B. subtilis ở nhiệt độ 37oC và vào từng thời điểm khác nhau như 24 và 36 giờ để xác định chính xác điều kiện tối ưu nhất để sản xuất chế phẩm.

Chiết xuất ra enzyme tinh khiết phục vụ trong chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác.

Cần phân lập thêm nhiều chủng Lactobacillus acidophilus từ nhiều nguồn khác nhau như sữa chua, nem… để tìm ra chủng tốt nhất phục vụ cho sản xuất.

Sản xuất trên dây chuyền khép kín với số lượng lớn để hạ giá thành sản xuất

5.3. TỒN TẠI

Chưa kiểm tra được khả năng ức chế của chế phẩm đối với các vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella…

Một phần của tài liệu Xác định môi trường tối ưu để thu sinh khối và enzyme của vi khuẩn Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus. Thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w