Chỉ tiêu về hình thái

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA DÒNG LÚA CL02 TẠI SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG (Trang 70)

4. Ý nghĩa khoa học và thực

2.4.2. Chỉ tiêu về hình thái

- Chiều dài lá (cm): đo chiều dài lá ngay dƣới lá đòng, đo ở giai đoạn lúa trỗ.

- Chiều rộng lá (cm): đo chỗ rộng nhất của lá ngay dƣới lá đòng, đo ở giai đoạn lúa trỗ.

- Màu phiến lá: theo thang đ iểm: điểm 1:xanh nhạt; điểm 2: xanh; điểm 3: xanh đậm; điểm 4: tím ở đỉnh lá; đ iểm 5: tím ở mép lá; đ iểm 6: có đốm tím xen lẫn với màu xanh; điểm 7: tím (theo dõi ở giai đoạn vƣơn lóng đến trỗ).

Theo thang đ iểm: điểm 1: đứng; đ iểm 5: ngang; điểm 9: rũ xuống (theo dõi ở giai đoạn vƣơn lóng đến làm đòng).

- Độ dài thân (cm): đo từ mặt đất đến cổ bông, theo dõi ở giai đoạn chín sữa đến chín.

- Chiều dài bông (cm): đo từ cổ đến đỉnh bông (chiều dài trục chính). Có dạng bông: rất ngắn (< 20cm), ngắn (20-25cm), trung bình (26 - 30cm), dài (31-

35),rất dài (>35cm)

- Chiều dài hạt (cm): từ gốc vỏ mày đến mỏ hạt.

- Chiều rộng hạt (mm): đo chỗ rộng nhất giữa hai nửa vỏ trấu.

2.4.3. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển:

- Ngày cấy.

- Ngày bắt đầu đẻ nhánh: khi 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên. - Ngày làm đòng: là ngày có 50% số cây làm đòng.

- Ngày bắt đầu trỗ: là ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.

- Ngày kết thúc trỗ: là ngày có 80% số cấy có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.

- Thời gian trỗ bông: số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ).

- Thời gian chín: khi có 85% số hạt chín trên các khóm. - Tổng số dảnh/khóm. (dảnh)

- Tỷ lệ thành bông (%)

- Độ thuần đồng ruộng: đ iểm 1:cao; điểm 5:TB; điểm 9: thấp.

- Độ thoát cổ bông: điểm 1: tốt; điểm 3:TB; điểm 5: vừa đúng cổ bông; điểm 7: kém.

- Chiều cao cây khi thu hoạch: (cm) - Tổng thời gian s inh trƣởng (ngày)

2.4.4. Các chỉ tiêu năng suất:

- Bông/khóm (bông) - Tổng số hạt/bông (hạt) - Số hạt chắc/bông (hạt) - Tỷ lệ lép (%)

- M1000 hạt (gram)

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) - Năng suất thực thu: (tạ/ha)

* Phƣơng pháp xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Gặt các cây theo dõi trên các ô thí nghiệm để riêng đem về phòng đo, đếm,

cân để tính ra các yếu tố cấu thành năng suất.

- Tính số bông/m2 : đếm số bông trên mỗi điểm điều tra, mỗi đ iểm lấy 5 khóm, rồi tính giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại.

- Tính số hạt chắc/bông: mỗi điểm lấy 5 bông, sau đó tách thóc ra khỏi bông loại bỏ lép lửng và đếm số hạt chắc, rồi lấy giá trị trung bình tính số hạt chắc/bông.

- Tính khối lƣợng 1000hạt: cân thóc ở ẩm độ 13%, đếm lấy 100hạt/mẫu, làm 3 lần nhắc lại đem cân đƣợc khối lƣợng M1, M2, M3 đảm bảo các lần sai khác 3%, sau đó tính khối lƣợng 1000hạt nhƣ

sau: M1+ M2+ M3 M1000hạt (gram) =

3 x 10

- Năng suất lý thuyết: sau khi đã tính đƣợc các yếu tố cấu thành năng suất cần thiết, ta tính theo công thức:

số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000hạt NSLT (tạ/ha)=

sạch đạt độ ẩm 13 – 14% sau đó cân khối lƣợng rồi tính ra tạ/ha.

2.4.5. Tính chống đổ:

Theo dõi ở giai đoạn từ trỗ đến chín tính theo thang điểm: - Điểm 1: chống đổ tốt, không đổ.

- Điểm 3: chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ.

- Điểm 5: chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 300(góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).

- Điểm 7: chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450.

- Điểm 9: chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp trên mặt đất.

2.4.6. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại:

- Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stai) theo dõi (ở giai đoạn lúa làm đòng ở vụ xuân )cây chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây theo thang điểm:

+ Điểm 0: không bị hại.

+ Điểm 1: hơi biến vàng trên một số cây.

+ Điểm 3: lá biến vàng bộ phận chƣa bị cháy rầy.

+ Điểm 5: những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10 - 25% số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

+ Điểm 7: hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng.

+ Điểm 9: Tất cả các cây chết.

- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis Guenee): theo dõi ở giai đoạn đứng cái làm đòng ở vụ xuân, tính tỷ lệ bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng theo thang đ iểm dƣới đây:

+ Điểm 0: không có cây bị hại. + Điểm 1: 1- 10% cây bị hại. + Điểm 3: 11 - 20 % cây bị hại. + Điểm 5: 21-35% cây bị hại.

+ Điểm 9: 61 - 100% cây bị hại.

- Sâu đục thân (Schoenobius incertellus Walker): theo dõi (ở giai đoạn đứng cái làm đòng ở vụ xuân) tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở 5 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 0: không bị hại.

+ Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 5: 21 - 30% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: 31 - 50% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 9: 51 -100% dảnh hoặc bông bị hại.

- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae): theo dõi ở giai đoạn đứng cái làm đòng ở vụ xuân, đánh giá trên diện tích lá bị hại tính theo thang điểm:

+ Điểm 1: 1 - 5% diện tích lá bị hại. + Điểm 3: 6 - 12 % diện tích lá bị hại. + Điểm 5: 13 - 25% diện tích lá bị hại. + Điểm 7: 26 - 50% diện tích lá bị hại. + Điểm 9: 51 - 100% diện tích lá bị hại.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Palo): theo dõi ở giai đoạn đứng cái làm

đòng ở vụ xuân theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây gồm có: + Điểm 0: không có triệu chứng hại.

+ Điểm 1: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh ở vị trí 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh ở vị trí 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7:Vết bệnh ở vị trí 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây.

Đạo ôn lá: theo dõi ở vụ xuân, tiến hành đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: không thấy có vết bệnh.

+ Điểm 1:Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chƣa xuất hiện vùng sinh sản bào tử.

+ Điểm 2:vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đƣờng kính 1 - 2mm có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dƣới đều có vết bệnh.

+ Điểm 3: Dạng hình vết bệnh nhƣ ở điểm 2 nhƣ ng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

+ Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dƣới 4% diện tích lá.

+ Điểm 5: vết bệnh đ iển hình chiếm 4- 10% diện tích lá. + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá. + Điểm 7: vết bệnh đ iển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá. + Điểm 8: vết bệnh đ iển hình chiếm 51 - 75% diện tích lá. + Điểm 9: hơn 75% diện tích lá bị bệnh.

Đạo ôn cổ bông: theo dõi ở vụ mùa, tiến hành đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2. + Điểm 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. + Điểm 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc ở phần thân rạ ở phía dƣới trục bông.

+ Điểm 7: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Điểm 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

2.4.7. Đánh giá chất lượng các giống lúa:

- Chất lượng xay xát:

+ Tỷ lệ gạo lật và gạo xát: sau khi thu hoạch phơi khô quạt sạch. Lấy mỗi giống 5 kg đem xay (cân khối lƣợng gạo xay) và xát (cân khối lƣợng gạo xát), làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật (gạo xay), gạo sát theo % khối lƣợng thóc.

+ Tỷ lệ gạo nguyên: lấy 100g gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo nguyên ra, cân khố i lƣợng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo % khối lƣợng gạo xát.

- Chất lượng thương trường: phƣơng pháp đo đếm và quan sát

+ Dạng hạt: đo chiều dài và chiều rộng. Sau đó tỉnh tỷ số chiều dài/chiều rộng theo phƣơng pháp của Viện nghiên cứu lúa quốc tế và đánh giá theo thang điểm:

Điểm 1: dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng >3.

Điểm 2: dạng hình trung bình, tỷ số dài/rộ ng từ 2,1 đến 3. Điểm 5: dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 đến 2. Điểm 9: dạng hình tròn, tỷ số dài/rộng < 1,1.

+ Đánh giá độ bạc bụng: lấy mẫu điển hình của gạo xát để đánh giá độ bạc bụng theo % diện tích hạt:

Điểm 0: không bạc bụng. Điểm 1: ít (nhỏ hơn 10%) Điểm 5: trung bình (11 - 20%) Điểm 9: nhiều (lớn hơn 20%)

- Chất lƣợng chế b iến: đánh giá cảm quan bằng cách nấu cơm các loại gạo giống thí nghiệm, sau đó mời mọi ngƣời nếm thử (10 ngƣời) và cho điểm.

+ Đánh giá hƣơng thơm khi nấu: bằng phƣơng pháp cho điểm của IRRI: Điểm 0: không thơm.

+ Đánh giá độ dẻo: bằng phƣơng pháp cho điểm của IRRI: Điểm 1: không dẻo.

Điểm 2: trung bình. Điểm 3:dẻo

+ Đánh giá vị đậm (ngọt): đánh giá theo thang điểm Điểm 1: nhạt

Điểm 2: trung bình Điểm 3: đậm

2.4.8. Phương pháp sử lý số liệu:

Sử lý số liệu bằng chƣơng trình IRISTART với các chỉ tiêu: - Phân tích sai số thí nghiệm.

- So sánh số trung bình. - Phân tích tƣơng quan.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm 2008 tại Tuyên Quang.

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm 2008 Vụ xuân năm 2007 Nhiệt độ (0C) Nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ thấp Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 19,9 25,8 24,7 27,5 30,8 39,5 16,1 22,2 21,5 23,1 24,7 28,9 13,8 19,7 19,6 20,5 19,6 24,1 77 80 87 82 76 75 2,1 32,0 17,2 72,8 73,7 73,2 1,8 2,9 0,9 3,4 7,7 8,2 Vụ xuân năm 2008 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 20,5 26,6 31,4 33,5 36,1 39,2 15,1 13,7 21,3 21,3 27,1 28,3 6,8 7,2 9,5 17,0 20,6 22,1 82 78 82 84 80 87 20,3 43,7 77,6 101,4 164,8 175,6 6,1 2,8 4,1 7,0 7,5 7,8 (Nguồn: số liệu trạm khí tƣợng tỉnh Tuyên Quang – Tuyên Quang 2007, 2008)

3.1.1. Nhiệt độ.

Nhiệt độ có ảnh hƣởng quyết định đến tốc độ sinh trƣởng và năng suất. Nhiệt độ thích hợp giúp cho cây lúa sinh trƣởng mạnh, đẻ nhánh khoẻ,

bông to, nhiều hạt, hạt chắc mẩy dẫn đến năng suất cao. Nhiệt độ thấp làm cho cây lúa

sinh trƣởng chậm, cây mạ thấp lùn, chậm ra lá, lá vàng, đỉnh bông bị thoái hoá, độ thoát bông kém (lúa trỗ nghẹn đòng), chậm ra hoa, tỷ lệ lép cao, chín không đều, năng suất thấp. Nhiệt độ thấp gây ảnh hƣởng xấu đến năng suất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm và trỗ bông. Ở thời kỳ phân bào giảm nhiễm, nếu nhiệt độ dƣới 200C thì làm tăng tỷ lệ lép. Ở thời kỳ trỗ bông phơi màu, nhiệt độ dƣới

220C thì tỷ lệ lép cao. Nhiệt độ cao ở thời kỳ s inh trƣởng s inh dƣỡng làm giảm

khả năng đẻ nhánh, lá vàng và trắng từng vệt lốm đốm, chóp lá trắng; ở thời kỳ phân hoá đòng, số hoa/bông giảm, hoa trắng, bông trắng; ở thời kỳ nở hoa làm tăng tỷ lệ hạt lép; ở thời kỳ chín làm giảm độ chắc mẩy của hạt, dẫn đến giảm năng suất, thiệt hại lớn nhất do nhiệt độ cao là thời kỳ trỗ bông phơi màu.

Vụ xuân năm 2007, nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 16,10C đến 28,9 0C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1: 16,10C, nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6: 28,90C. Với nhiệt độ nhƣ vậy, nhìn chung thuận lợi cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển. Tuy nhiên với nhiệt độ thuận lợi cho cây lúa s inh trƣởng phát triển thì tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Vụ xuân năm 2008, nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 15,10C đến 28,30C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 2: 13,70C, nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6: 28,30C. Rét kéo dài liên tục 38 ngày từ ngày 14 tháng 1 đến ngày

21 tháng 2, trong thời gian này có 20 ngày nhiệt độ trung bình ngày dƣới 130C,

đặc biệt có 4 ngày nhiệt độ trung bình ngày dƣới 100C gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm mạ. Sang tháng 2 còn gặp 3 đợt rét đậm rét hại vào tuần đầu và tuần thứ 2 trong tháng. Từ tháng 3 đến tháng 6 nhiệt độ thuận lợi cho cây lúa sinh trƣởng phát triển.

3.1.2. Lượng mưa.

nƣớc là yếu tố ảnh hƣởng quyết đ ịnh nhất đến năng suất. Ở thời kỳ cây con, nƣớc cần thiết cho hạt nảy mầm. Ở thời kỳ đẻ nhánh, nƣớc giúp cho cây sinh

trƣởng mạnh và đẻ nhánh khoẻ. Ở thời kỳ sinh trƣởng sinh thực, nƣớc làm cho cây lúa có bông to, nhiều hạt, trỗ chín tập trung, độ chắc mẩy của hạt cao. Khi thiếu nƣớc ở bất kỳ thời kỳ nào cũng làm giảm năng suất. Tuy nhiên, thiếu nƣớc ở các thời kỳ sinh trƣởng khác nhau sẽ ảnh hƣởng khác nhau đến năng suất. Từ giai đoạn lúa bắt đầu phân hoá đòng đến trỗ bông, nếu thiếu nƣớc sẽ làm cho năng suất giảm đáng kể, tiếp đến là thời kỳ chín sữa. Nếu thiếu nƣớc ở thời kỳ sinh trƣởng d inh dƣỡng, có thể làm giảm chiều cao cây, giảm số nhánh và d iện tích lá, nhƣng năng suất hầu nhƣ không ảnh hƣởng nếu đƣợc cung cấp nƣớc kịp thời trƣớc khi nở hoa. Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, lúa cần 400-

500 đơn vị nƣớc. Để tạo ra 1gram chất khô cây lúa cần 628 gam nƣớc. Lƣợng mƣa cần thiết cho cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mƣa, 8mm -

9mm/ngày trong mùa khô. Lƣợng mƣa thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5 -

0,6mm/ngày thì 1tháng cây lúa cần khoảng 200mm và một vụ lúa 5 tháng cần

lƣợng mƣa khoảng 1000mm.

Vụ xuân năm 2007, giai đoạn đầu vụ ít mƣa. Tháng 1, thời tiết rất khô hạn. Tháng 2 lƣợng mƣa đạt 32,0 mm nhƣng đến tháng 3 lƣợng mƣa lại giảm xuống còn 17,2mm. Tháng 4, tháng 5 lƣợng mƣa tăng lên 72,8 đến 73,7mm thuận lợi cho cây lúa phát triển. Tháng 6, lƣợng mƣa là 73,2mm.

Vụ xuân năm 2008, lƣợng mƣa tăng hơn so với vụ xuân năm 2007, lƣợng mƣa trong tháng 2 đạt 43,7mm, đến tháng 3 lƣợng mƣa tăng lên 77,6mm, tháng

4 và tháng 5 lƣợng mƣa đạt 101,4 đến 164,8mm, tháng 6 lƣợng mƣa là 175,6mm gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa.Vụ xuân năm 2008, lƣợng mƣa thuận lợi cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển.

Nhìn chung, ẩm độ không khí các tháng trong vụ xuân năm 2007 và vụ xuân năm 2008 dao động từ 75% đến 87%. Tháng 3 và tháng 4, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh mạnh, khố i lƣợng thân lá lớ n nên yêu cầu ẩm độ không khí

thích hợp để lúa sinh trƣởng tốt, ẩm độ 82 đến 87% đáp ứng yêu cầu của cây lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA DÒNG LÚA CL02 TẠI SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w