PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4 Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh.
Các bể ương được chăm sóc và quản lý môi trường một cách chặt chẽ nên hạn chế được mầm bệnh, trong nuôi trồng thủy sản một tiêu chí được đặt lên hàng đầu đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
− Cá ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống, hàng ngày được thay nước, kiểm tra các yếu tố môi trường, siphon thay nước để loại bỏ thức ăn dư thừa tránh làm ô nhiễm nước bể nuôi.
− Sử dụng chế phẩm sinh học Mazzal (công dụng là phân hủy các chất mùn bã hữu cơ, ổn định độ pH, kích thích vi sinh vật và sinh khối tảo phát triển, giải hóa kim loại trong nước). Dùng định kỳ 1 - 2 ngày/lần với nồng độ 0,1 - 0,5 ppm (0,1 -0,5 L/m3). Lấy lượng Mazzal cần dùng pha với nước ngọt tạt đều trong bể ương. Thường dùng vào buổi chiều tối (18h hoặc 22h) bởi vì vào ban đêm quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh nhất.
Bệnh.
− Qua 2 đợt ương nuôi không thấy xuất hiện bệnh, cá sinh trưởng và phát triển tốt. Việc quản lý các yếu tố môi trường bể ương nằm trong khoảng thích hợp và chế độ cho ăn phù hợp nên cá ít bị bệnh.
3.5 Thu hoạch.
− Sau 50 - 60 ngày ương nuôi, cá đạt kích thước 4 - 5 cm, tiến hành thu cá để bán cho người nuôi hoặc đưa ra nuôi thương phẩm ở ngoài lồng.
− Trước tiên rút bớt nước trong bể, sau đó dùng vợt vớt cá ra ngoài thau nhựa có sục khí. Sử dụng hai túi nilon (20×40 cm) lồng vào nhau để đóng cá, bên ngoài có lớp bao bảo vệ. Nước cho vào túi khoảng 4 – 5 L, được lọc sạch và hạ nhiệt độ xuống 25 – 27 0C bằng đá lạnh. Cá trước khi đưa vào túi vận chuyển phải bỏ đói, mật độ từ 100 - 150 con/túi phụ thuộc vào vận chuyển xa hay gần. Sau khi đưa cá vào túi nilon, bơm oxy nguyên chất theo thể tích nước và oxy là 1 : 3, dùng dây thun buộc chặt, vận chuyển bằng ô tô và tàu đưa đến lồng nuôi.
Hình 3.10: Cá chim 40 ngày tuổi Hình 3.11: Cá chim 50 ngày tuổi
Hình 3.12: Cá chim 60 ngày tuổi Hình 3.13: Cá dị hình (thắt lưng)
Hình 3.14: Cá dị hình (hở mang) Hình 3.15: Đếm cá khi thu hoạch
Hình 3.16: Đóng cá vào bao nilon Hình 3.17: Bơm oxy để vận chuyển cá