6. Kết cấu của luận văn
4.2.2.2. Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc
Khi đưa 4 biến quan sát của thang đo lòng trung thành vào phân tích nhân tố thì chỉ
có một nhân tố được rút ra với đầy đủ 4 biến này. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn
0,5. Thang đo lòng trung thành của nhân viến đối với công ty có phương sai trích bằng
73,833% cho thấy 73,833% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi nhân tố trên. Kiểm định Bartlett có Sig = 0.000 (<0,05) nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể và hệ số KMO = 0,791 (>0,5) nên phân tích nhân tố là phù hợp (Xem phụ lục 7).
Vì 4 biến quan sát này đều nói lên mức độ gắn bó của nhân viên với công ty nên
được đặt tên là “lòng trung thành”. Nhân tố này bao gồm các biến quan sát sau:
ltt4
Anh/chị sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân khi cần thiết để giúp công ty
thành công.
ltt2 Anh/chị rất vui khi được làm việc lâu dài với công ty.
ltt3
Anh/chị sẽ ở lại công ty cho dù nơi khác có đề nghị mức lương hấp dẫn hơn.
ltt1 Anh/chị cảm thấy tự hào khi làm việc tại công ty.
Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố ta thấy các nhân tố “cơ hội đào tạo thăng tiến”, “lương”, “đồng nghiệp”, “khen thưởng”, “môi trường làm việc’, “phúc lợi”
vẫn giữ nguyên như mô hình ban đầu với các giả thuyết như sau:
H1 (+): Lương cao sẽ làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn
H2 (+): Môi trường làm việc thuận lợi sẽ khiến nhân viên trung thành với công ty
hơn.
H3 (+): Đồng nghiệp ủng hộ làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn.
H4 (+): Khen thưởng tốt làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn.
H5 (+): Phúc lợi đảm bảo làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn