các mảng quyển, ranh giới các đới kiến trúc nội mảng, đặc biệt đã từng có biểu hiện phun trào núi lửa trẻ.
- Khối lượng sản phẩm núi lửa, áp lực phun trào, loại sản phẩm khí, lỏng, rắn và thành phần axit, baze, cũng như độ kéo dài của thời gian phun trào
- Địa hình quanh vùng phun trào núi lửa
- Thời tiết, mựa, gió mang tính đặc thù khu vực và mang tính tức thời vào thời gian phun trào
3.1.3. Dự báo các bước diễn biến trước thời gian phun trào: công việc dự báo này, chỉ có thể tiến hành khi đã biết rõ đới tập trung núi lửa, vị trí phun, dạng phun, cũng như chu kỳ phun. Nhằm dự báo gần đúng về thời gian phun trào là việc có ý nghĩa giúp giảm thiểu phần nào các tác hại của loại tai biến này với các cộng đồng.
3.1.2. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng của phun trào núi lửa: phạm vi chịu ảnh hưởng của mỗi chu kỳ phun trào, của từng núi lửa phụ thuộc vào các yếu tố sau:
3.2. Thông tin, quy định, hướng dẫn về ứng xử, giảm thiểu tác hại của phun trào núi lửa. thiểu tác hại của phun trào núi lửa.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu dự báo về khu vực, tính chu vi hoạt động của núi lửa, cũng như dự báo về thời gian có khả năng phun trào của núi lửa, cần có những thông báo rộng rãi đến cộng đồng, xây dựng các văn bản quy định về các tín hiệu, hiệu lệnh, báo động khi có tai họa xảy ra cũng như những hướng dẫn trong việc sơ tán, phòng tránh, phòng vệ cho người, gia súc, tài sản của cộng đồng, xã hội, đồng thời chuẩn bị các phương án dự phòng để cứu hộ, cứu trợ một khi có các sự cố, hiểm họa xảy ra trong thực hiện