Đổi mới cơng tác quản lý của Nhà Nước đối với ngân sách Nhà Nước.

Một phần của tài liệu Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (Trang 61 - 64)

TẾ NHÀ NƯỚCTRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ 3.1) Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình

3.2) Đổi mới cơng tác quản lý của Nhà Nước đối với ngân sách Nhà Nước.

Gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới từ Đại hội Đảng lần VI, ngân sách Nhà Nước đã cĩ những chuyển biến tích cực, là một khâu tài chính chủ đạo trong hệ thống tài chính, bảo đảm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà Nước và là một trong những cơng cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Những thành tựu đạt được của ngân sách Nhà Nước thể hiện chủ yếu là :

- Do tăng trưởng kinh tế và đổi mới chính sách thuế, nước ta đã chuyển từ một ngân sách chủ yếu dựa vào ngoại viện, thu khơng đủ chi đã tiến tới khơng những bảo đảm chi thường xuyên mà cịn cĩ phần tích lũy, chi đầu tư phát triển và trả nợ, tiến tới chấm dứt phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách, hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu chống lạm phát. Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách giai đoạn 2001-2005 của Bộ Tài chính thì tổng thu ngân sách Nhà Nước dự kiến thực hiện đạt khoảng 715 ngàn tỷ đồng, vượt mục tiêu Đại hội IX đề ra là 620 ngàn tỷ đồng.

- Vốn đầu tư từ ngân sách đã chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt, từng bước giải quyết cĩ hiệu quả các vấn đề xã hội.

- Chi ngân sách từng bước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, xố bao cấp, dàn trải, đáp ứng nhu cầu củng cố quốc phịng, an ninh, trật tự xã hội, xĩa đĩi nghèo và phát triển kinh tế.

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2004 của Bộ Kế hoạch đầu tư thì vốn đầu tư phát triển tồn xã hội thực hiện năm 2004 ước đạt 258,7 ngàn tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch năm và tăng gần 19% so với thực hiện 2003 đạt 36,3% GDP. Trong đĩ đầu tư nguồn vốn ngân sách ước đạt 61 ngàn tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch năm và tăng 29,7% so với 2003.

- Luật ngân sách đã được ban hành và thực hiện tạo điều kiện cho việc thu đúng, thu đủ và thu kịp thời. Việc chi ngân sách đã được kiểm sốt thơng qua cơng tác lập dự tốn và kiểm tốn ngân sách Nhà Nước.

- Quan hệ giữa ngân sách trung ương và địa phương theo hướng tăng cường quyền chủ động cho địa phương, một số địa phương đã tăng số thu ngân sách, bảo đảm lấy thu bù chi khơng những ngân sách trung ương khơng cịn cấp bù mà cịn và nộp về cho trung ương. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005 của Ngân hàng thế giới (WB) nhận định : Quốc Hội được trao quyền nhiều hơn, chịu trách nhiệm phê duyệt ngân sách bao gồm cả việc phân bổ ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương. Ngồi ra mức độ phân quyền ngày càng rõ nét. Khoảng 44% ngân sách Nhà Nước được giao cho địa phương quản lý, đồng thời cĩ những tiến bộ vững chắc trong quản lý tài chính cơng (Nguồn : Báo Tuổi trẻ ngày 26/11/2004).

- Tiếp tục quá trình tập trung cải cách và kiện tồn hệ thống thu thuế tạo mơi trường tài chính thuận lợi, khuyến khích sản xuất.

- Nhà Nước đã từng bước cắt giảm các khoản chi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn đang tiến hành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chuyển mạnh sang hạch tốn kinh doanh gắn với thị trường, chủ động hạch tốn, bảo tồn và phát triển vốn, kinh doanh cĩ hiệu quả, tăng sức cạnh tranh.

- Chính sách khai thác các nguồn lực ngồi ngân sách Nhà Nước được chú trọng, thực hiện xã hội hĩa đầu tư, xã hội hĩa một số khoản chi ngân sách nhằm đáp ưng các nhu cầu nâng cao chất lượng, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hĩa.

- Những cơ chế, chính sách về ngân sách đã tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa cĩ hiệu quả, khuyến khích đầu tư xã hội, mở rộng thị trường, phát triển khoa học cơng nghệ, phát triển kinh tế xã hội các vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên hoạt động ngân sách Nhà Nước vẫn cịn những khĩ khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định trong quá trình hội nhập phát triển, thể hiện :

- Cơ sở để động viên tổng sản phẩm xã hội vào ngân sách chưa vững chắc. Cụ thể là cơ cấu nguồn thu trong nước tăng chậm do hiệu quả nền kinh tế cịn thấp; nguồn thu ngân sách chưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất kinh doanh, từ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà vẫn bị chi phối bởi các khoản thu thiếu chắc chắn, phụ thuộc yếu tố bên ngồi như : thu từ xuất khẩu dầu thơ phụ thuộc vào giá dầu thế giới, thu từ thuế nhập khẩu … đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà Nước. Ngân sách địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất, từ xổ số kiến thiết và trợ cấp của ngân sách trung ương.

- Chính sách thuế đang tiếp tục hồn thiện cịn nhiều vấn đề cần giải quyết, việc làm cho chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra kiểm sốt vẫn chưa thực hiện được. Cơng tác quản lý, điều hành thu ngân sách vẫn cịn tồn tại thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế nhất là việc thối thu thuế giá trị gia tăng. Kiểm sốt thu nhập cá nhân để làm cơ sở thu thuế thu nhập cá nhân chưa thực hiện được.

- Cơng tác quản lý và giám sát tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản cịn lỏng lẻo dẫn đến chất lượng cơng trình khơng cao, thất thốt, lãng phí lớn. Nợ xây dựng cơ bản lớn (năm 2003 trên 11.000 tỷ đồng) và kéo dài do cơng tác lập dự án, chuẩn bị đầu tư, quản lý vốn cịn hạn chế.

- Sức ép chi ngân sách vẫn cịn lớn do địi hỏi của nền kinh tế xã hội ngày càng cao, trong khi sự phân bổ ngân sách cịn tình trạng dàn trải.

Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà Nước khơng thể tách rời mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, nhất là trong giai đoạn tăng cường sức cạnh tranh, chuẩn bị để hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Do đĩ việc tăng cường nền tảng của ngân sách Nhà Nước phải đi đơi với việc tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Để khắc phục những khĩ khăn, hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà Nước cần thực hiện một số giải pháp sau :

- Chính sách thu ngân sách cần được hoạch định theo hướng động

viên hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế, giải quyết được mối quan hệ lợi ích

giữa Nhà Nước, doanh nghiệp và xã hội. Nhằm bảo đảm đủ nguồn tài chính để Nhà Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng; tạo động lực cần thiết cho doanh nghiệp tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chú trọng đến xu hướng hội nhập kinh tế, chuyển đổi nguồn thu để vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.

- Việc chi ngân sách cần tiếp tục cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, cắt giảm dần các khoản chi bao cấp. Việc chi ngân sách phải được

cân nhắc trên cơ sở phối hợp giữa vốn của ngân sách và các nguồn lực tài chính khác trong xã hội để bảo đảm tinh thiết thực và hiệu quả, hạn chế vay thương mại nước ngồi để bù đắp bội chi ngân sách. Cân đối thu chi ngân sách địa phương theo nguyên tắc chi phải cân bằng với thu, tốc độ chi đầu tư phát triển phải lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên, bảo đảm tiết kiệm chi thường xuyên để tạo tích lũy từ nội bộ ngân sách cho đầu tư phát triển.

- Tiếp tục hồn thiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách, cơ chế

phân cấp quản lý ngân sách, hệ thống định mức chi tiêu ngân sách cho phù hợp,

thực hiện cơng khai và minh bạch hố ngân sách các cấp. Ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách để phát huy tính tự chủ, năng động của chính quyền địa phương cho phù hợp vơi tình hình cụ thể của từng địa phương.

- Tiếp tục kiện tồn hệ thống chính sách thuế, điều chỉnh cơ cấu các sắc thuế và thuế suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế và các cam kết quốc tế. Sửa đổi và hồn thiện các loại thuế gián thu, nâng dần tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhằm tạo mơi trường bình đẳng, cơng bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Chi đầu tư từ ngân sách phải được thực hiện tập trung, dứt điểm theo từng cơng trình tránh tình trạng chi đầu tư dàn trải keo dài, nhằm đáp ứng yêu cầu tiết và hiệu quả. Chú ý tập trung chi đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm để tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế.

- Đổi mới các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho việc thúc đẩy

xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới. Mở rộng hệ thống

bảo hiểm và an sinh xã hội nhằm huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội. Mở rộng xã hội hĩa một số khoản chi ngân sách, thực hiện khốn chi đối với một số đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao tính tự chủ và tiết kiệm trong chi tiêu.

Một phần của tài liệu Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)