Nhóm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.2.1.Nhóm giải pháp về nhận thức

Thế kỷ XXI là thể kỷ có nhiều thay đổi. Trong đó, vị trí của phụ nữ sẽ được nâng cao, sự bình đẳng được xác định trên các mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên để khẳng định được vị trí của mình, phụ nữ cần phải cố gắng rất nhiều, phải nỗ lực vươn lên cả trong nhận thức và hành động. Ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn khẳng định rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu, bản chất cản trở việc thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ, chống hành vi bạo hành trong gia đình, vẫn là nguyên nhân về nhận thức, ngay cả việc nhận thức

về vấn đề này trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhiều nơi trong tỉnh còn giản đơn, phiến diện, chưa đầy đủ, thiếu quan tâm, coi đó là công việc nội bộ của từng gia đình…nó trở thành lực cản việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở Sơn La hiện nay.

Chúng ta biết rằng, việc làm chuyển biến nhận thức, hành vi, thái độ ứng xử với phụ nữ trong gia đình là cực kỳ khó khăn vì tư tưởng trọng nam khinh nữ là thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiều người, ngay cả đối với phụ nữ đã chấp nhận một trật tự bình đẳng ngay trong gia đình của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm thay đổi nhận thức và thái độ của nam giới và nữ giới về quan hệ giới, phải chỉ ra cho mọi người thấy được nguồn gốc của bạo lực đối với phụ nữ. Muốn thực hiện được điều này cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm thay đổi nhận thức ở mỗi người, đặc biệt phải làm sao cho nhận thức đó chuyển hoá thành các hành vi, thái độ về bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia đình.

Để thay đổi nhận thức sai của người chồng, mỗi phụ nữ phải đấu tranh chống lại những phong tục tập quán lạc hậu, coi thường, trói buộc bản thân mình, sự chịu thương, chịu khó, biết hy sinh, vì chồng con,…đó là đức tính tốt của phụ nữ, song không thể biến nó thành ánh hào quang phủ lên cuộc đời mình để từ đó là chiếc bóng mờ của người khác, mất đi tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tất cả những điều đó khi nhận thức sai chỉ làm cho phụ nữ phải lệ thuộc vào người chồng. Phụ nữ Sơn la chỉ có thể giải phóng hoàn toàn trong gia đình khi đất nước vững bước tiến lên xây dựng nền kinh tế ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Với những điều kiện trên, theo đó, phụ nữ Sơn La mới có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để thực hiện vai trò của mình một các xuất sắc.

Cần tập trung vào việc nâng cao kiến thức về bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia đình, để mọi người thấy được thực trạng của nó đang ngày càng tăng với nhiều biểu hiện đa dạng, nó để lại hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của phụ nữ, của gia đình và cả xã hội. Cần xác định, tuyên truyền là để tất cả mọi người thấy

được, chống bạo lực trong gia đình là mang lại công bằng, bình đẳng cho phụ nữ, đó cũng là bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà tất cả các chế độ trước đó không thể thấy được. Không còn bạo lực gia đình: phụ nữ được giải phóng, được phát triển thì họ sẽ có văn hoá, có kiến thức đảm bảo cho mình có cơ hội hoà nhập và tham mưu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách tự tin và bình đẳng, và con cái của họ cũng được chăm sóc tốt hơn. Trên cơ sở đó, vợ chồng cũng sẽ có sự cảm thông sâu sắc và trách nhiệm với nhau, với gia đình và cả con cái, đảm bảo cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Vì vậy cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy nam - nữ bình đẳng là động lực của sự phát triển xã hội. Làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục là giải pháp căn bản nhất để ngăn ngừa, hạn chế bạo lực gia đình và bạo lực xã hội.

Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải có những hình thức tuyên truyền đúng đắn. Thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc góp phần phòng chống bạo lực gia đình. Thông qua đài truyền hình, đài phát thanh, loa đài, các loại báo, tạp chí về gia đình và phụ nữ, để phổ biến luật pháp, giáo dục đạo đức, nêu những tấm gương hiếu thảo, những cặp vợ chồng hạnh phúc

để tạo nên sự nhất trí mạnh mẽ cùng nói “không” với bạo lực gia đình. Đồng

thời mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vấn đề bình đẳng phụ nữ, bạo lực gia đình kết hợp với các vấn đề kinh tế, xã hội. Cần đưa vấn đề này vào chương trình hội thảo, hội nghị, tập huấn. Mặt khác, cần cấm phát hành những truyện tranh, phim hoạt hình bạo lực, báo chí miêu tả chi tiết các vụ án tình - tiền - bạo lực, vì làm như vậy sẽ tạo nên khuôn mẫu bạo lực cho một số nam giới và thanh, thiếu niên bắt chước.

Một phần của tài liệu Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)