Đặc điểm tình hình nhân dân của huyện

Một phần của tài liệu 238387 (Trang 26 - 27)

Dân số huyện Văn Yên đến năm 2010 là 114.235 người, mật độ là 82 người/km2 gồm 11 cộng đồng dân tộc đang chung sống như: người Kinh, người Dao, người Tày, người Mông, người Phù Lá, người Giáy, người Hoa, người Mường, người Nùng, người Thái và các dân tộc khác. Trong đó:

+ Dân tộc Kinh có 65.117 người chiếm 56,38% + Dân tộc Tày có 17.573 người chiếm 15,2% + Dân tộc Dao có 26.487 người chiếm 22,91% + Dân tộc H’mông có 4.480 người chiếm 3,87% + Dân tộc khác có 1.957 người chiếm 1,69%

Do mật độ phân bố dân cư không đồng đều, nên phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của các dân tộc khác nhau. Các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng chiếm 71,53% dân số. Dân tộc Dao chiếm 22,91% dân số, họ sống thành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, cây lương thực, cây công nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu và sản xuất thủ công nghiệp cho nên đời sống kinh tế văn hóa khá. Còn dân tộc H’mông và các dân tộc ít người khác chiếm tỷ lệ 3,87% dân số. Họ cư trú và sinh sống trên các sườn núi và thung lũng, chủ yếu trồng lúa nương, ngô, sắn, quế, chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm… cho nên trình độ canh tác thấp, kinh tế phát triển chậm.

Trước đây, dân cư Văn Yên thưa thớt. Đợt chuyển cư đông đảo nhất diễn ra trên địa bàn huyện vào những năm 1960 - 1970 khi chuyển dân vùng lòng hồ Thác Bà thì hàng vạn người dân các huyện Yên Bình, Lục Yên đến đây xây dựng quê hương mới. Cũng vào khoảng thời gian đó, theo tiếng gọi của Đảng,

hàng ngàn người từ các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình… đã lên Văn Yên xây dựng kinh tế - văn hóa miền núi. Dù là người bản địa hay người nơi khác đến, các dân tộc cư trú trên vùng đất Văn Yên không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng đều có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau trong sản xuất và chiến đấu. Họ cùng nhau sát cánh xây dựng nên quê hương giàu đẹp của mình.

Mặc dù đông dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau nhưng nhìn chung nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đã yên tâm, phấn khởi tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tích cực lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đời sống nhân dân ổn định, kinh tế phát triển, trật tự an toàn được giữ vững.

Các dân tộc tôn giáo đoàn kết, gắn bó và chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Nhân dân phát huy dân chủ, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tập hợp, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh, từng bước đưa nội dung các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu 238387 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w