XÁC ĐỊNH RÕ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG BAN, CŨNG NHƯ KẾT CẤU CÔNG NHÂN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội (Trang 59 - 60)

KẾT CẤU CÔNG NHÂN VIÊN CHO PHÙ HỢP HƠN.

1. Xác định rõ chức năng của từng phòng ban.

Trong những năm gần đây, công ty đã điều chỉnh bộ máy quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh thông qua việc quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban nhưng sự điều chỉnh này vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Thực tế, bộ máy của công ty còn khá cồng kềnh. Thời gian nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên còn nhiều, bị sử dụng nhiều vào việc cá nhân. Để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động trong công ty cần xem xét đến các vấn đề sau:

Thường xuyên đánh giá năng lực của các cán bộ thông qua thành tích và kết quả công tác, thông qua việc xem xét chức năng và nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện, có sự điều chỉnh vị trí công tác cho phù hợp với khả năng của họ. Đối với các cán bộ đã giữ một vị trí trong một thời gian dài mà chưa đạt được kết quả cao thì công ty giao cho họ những trọng trách mới hoặc chuyển họ làm một công việc mới phù hợp năng lực hơn. đối với các cán bộ tuy tuổi đời trẻ

nhưng có năng lực cần tận dụng tối đa và đề bạt vào các vị trí xứng đáng. Để làm được điều đó, giám đốc công ty kết hợp với cán bộ phòng tổ chức có kế hoạch quản lý hoạt động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Kế hoạch này kết hợp với chính sách về tiền lương, động viên và khen thưởng sẽ làm cho năng suất lao động được nâng cao.

Dùng các biện pháp thuyên chuyển đối với những vị trí thừa trong các phòng ban. Chấn chỉnh lại công tác quản lý các phòng ban, công ty cho phép các phòng ban phát huy tính tự chủ sáng tạo của họ.

2. Xác định kết cấu công nhân viên cho phù hợp.

Qua sự phân tích ảnh hưởng của kết cấu công nhân viên tới năng suất lao động, quan hệ giữa kết cấu công nhân viên, đặc biệt là tỷ trọng công nhân chính và công nhân phụ đối với năng suất lao động cho thấy thông thường, sự tăng tỷ trọng công nhân chính và giảm tỷ trọng công nhân phụ sẽ dẫn đến sự tăng năng suất lao động. Khi đó đòi hỏi sự phục vụ của công nhân phụ cũng như trình độ tổ chức quản lý phải ở mức hoàn thịên hơn trước.

Trong hai năm gần đây, tỷ trọng công nhân chính đều không có sự thay đổi và tốc độ tăng năng suất lao động năm 2001 so với năm 2000 cũng ở mức thấp. Vì vậy, để góp phần thúc đẩy năng suất lao động tăng nhanh hơn nữa trong những năm tới thì công ty cần giảm tỷ trọng công nhân phụ xuống thấp hơn nữa so với mức như hiện nay. Tỷ trọng cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật cũng cần được điều chỉnh giảm xuống mà vẫn đảm nhiệm được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Muốn như vậy, trình độ phục vụ của công nhân phụ cũng như năng lực quản lý, năng lực làm việc của cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cũng phải được nâng lên. Để thực hiện được điều này thì công ty cần thực hiện nâng cao tay nghề của lao động cũng như trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật của cán bộ thông qua tuyển dụng mới hoặc đào tạo lại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động tại công ty cơ khí chính xác số I Thanh Xuân Hà Nội (Trang 59 - 60)