Bùn tạo khối do vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bulking)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về bùn hoạt tính, nguyên nhân , hậu quả của những vấn đề thường gặp khi vận hành bùn hoạt tính (Trang 32 - 35)

Hiện tượng bùn tạo khối do vi khuẩn dạng sợi có ảnh hưởng đến tính nén bùn hơn là tính lắng. Trong trường hợp này, vận tốc lắng vẫn nằm trong khoảng cho phép. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nghiêm trọng, khi đó vùng lắng của bể lắng 2 chứa quá nhiều bùn nén kém thì bùn sẽ dễ dàng theo dòng chảy ra ngoài. Khi người vận hành thấy hiện tượng này thì khó có thể khắc phục được vì quá muộn. Đây chính là mục đích mà mỗi người kĩ sư cần quan tâm đạt đến trong quá trình vận hành bùn hoạt tính.

Khi không có vi khuẩn dạng sợi (hoặc là có nhưng rất ít), các bông bùn liên kết chặt với nhau và lượng nước giữa các bông bùn bị đẩy ra ngoài. Vi khuẩn dạng sợi cản trở quá trình nén và lắng của bùn bằng hai cách sau:

 Một vài loại vi khuẩn dạng sợi phát triển tốt hơn bên trong bông bùn.Vì có kích thước dài và cần thức ăn ở môi trường ngoài, chúng thường lòi một phần ra ngoài (vi khuẩn dạng sợi nằm một phần trong bùn và một phần ngoài môi trường nước). Do đó, chúng tạo ra cấu trúc mở và nước dễ dàng len qua và chứa đầy bên trong bùn. Bùn lắng chứa rất nhiều nước nên khó nén nhưng bản thân các vi khuẩn dạng sợi này không ngăn cản quá trình kết bông.

 Hầu hết các vi khuẩn dạng sợi quan sát được trong bùn nằm trong phần bùn nén tốt hơn là trong phần bùn nổi. Chúng thường nhô một phần ra ngoài để “bắt” các bông bùn nhỏ hơn đang lơ lửng trong nước. Chính vì thế chúng ngăn cản quá trình nén của các bông bùn đơn này. Vi khuẩn dạng sợi cản trở quá trình lắng và nén của bùn theo cách này nhiều hơn.

Như vậy, bùn tạo khối do vi khuẩn dạng sợi là một vấn đề điển hình của bùn nén kém gây ra những hậu quả sau đây:

 Lượng bùn tuần hoàn ít

 Khó giữ lượng bùn cần thiết trong bể phản ứng

 Khả năng tách nước của bùn kém gây khó khăn trong việc xử lý bùn

Vi khuẩn dạng sợi phát triển ở những điều kiện khác nhau. Một số loại vi khuẩn dạng sợi như BeggiatoaThiothrix phát triển tốt ở môi trường có hydrosunfit và ít chất nền nói cách khác các vi khuẩn này sống tốt ở nước thải bị lên men. Khi trong nước thải có nhiều chất béo bay hơi và có các gốc sunfua, Thiothrix phát triển mạnh. Ngoài gây ra hiện tượng bùn khối khó lắng trong quá trình bùn hoạt tính,

BeggiatoaThiothrix còn gây nhiều vấn đề trong các hệ thống lọc sinh học, màng cố định.

Hình 2.11 Bùn tạo khối do vi khuẩn dạng sợi

Bảng 2.7 Các loài vi khuẩn dạng sợithường gặp gây ra hiện tượng bùn tạo khối

Nguyên nhân Dạng vi khuẩn

DO thấp Sphaerotilus natans, Microthrix

parvicella, Haliscomenobater hydrossis

vàloại 1701

F/M thấp M.parvicella, Nocardia spp., và các loại 0041, 0675, 1851, 0803.

Nước thải bị thối rửa (axit hữu cơ cao) Thiothrix I, II, Beggiatoa spp., N. limicolaII*, và các loại 021N, 0092*, 0914*, 0581*, 0961*, 0411

Thiếu dinh dưỡng Thiothrix I, II và loại 021N.

N. limicola III

pH thấp Nấm

Dầu mỡ trong nước thải cao Nocardia spp., M. parvicella và loại 1863

( Theo Waste water Engineering-Metcalf & Eddy, bảng 8-8 trang 697) i/ DO thp

Nồng độ DO thấp là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng bùn tạo khối. Thông thường, nồng độ DO thích hợp để duy trì cho quá trình bùn hoạt tính là 2 mg/l. Khi nồng độ DO thấp, vi khuẩn trong bông bùn liên kết với nhau yếu làm cho bông bùn liên kết với nhau không chặt.

Nước thải bị lên men biểu hiện ở mùi trứng thối (do khí H2S sinh ra) và thường có màu đen (do kết tủa sunfua sắt). Thành phần của nước thải lên men chứa nhiều gốc sunfua và các axit hữu cơ như: axit acetic, axit butyric….Đây là môi trường sống thuận lợi của vi khuẩn dạng sợi. Khí hậu nóng ẩm cũng dễ làm nước thải dễ lên men. Nồng độ sunfua > 1 - 2 mg/l, và nồng độ axit hữu cơ > 100 mg/l sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dạng sợi sinh trưởng.

iii/ Lượng dinh dưỡng

Nhìn chung, tỉ lệ dinh dưỡng thích hợp BOD5:N:P là 100:5:1 cho quá trình khử BOD trong nước thải. Dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng là sự xuất hiện các loại bùn khó lắng, bùn sệt. Tối thiểu 1 mg/l tổng nitơ hữu cơ và 0.1 - 0.5 mg/l ortho – phot phat phải được bổ sung cho nước thải trong suốt quá trình xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về bùn hoạt tính, nguyên nhân , hậu quả của những vấn đề thường gặp khi vận hành bùn hoạt tính (Trang 32 - 35)